xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải thưởng khó vừa lòng mọi người

Thùy Trang

Bộ phim Pháp “Dheepan” của đạo diễn Jacques Audiard giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan Phim (LHP) Cannes lần thứ 68 năm 2015 (kết thúc vào ngày 24-5, giờ địa phương) gây nhiều tranh cãi cả với người trong giới và trên các phương tiện truyền thông.

Các nhà phê bình tỏ rõ sự thất vọng, thậm chí buông lời chỉ trích sự lựa chọn của ban giám khảo với lý do “ban giám khảo năm nay đã không tuân thủ đúng tinh thần mang tính truyền thống của giải thưởng Cannes danh giá”.

Đạo diễn Jacques Audiard hạnh phúc nhận Cành cọ vàng tại Cannes lần thứ 68 Ảnh: REUTERS
Đạo diễn Jacques Audiard hạnh phúc nhận Cành cọ vàng tại Cannes lần thứ 68 Ảnh: REUTERS

Nhiều ý kiến cho rằng “Dheepan” dù được khen ngợi nhưng không phải là ứng viên sáng giá của giải Cành cọ vàng trong dự đoán của giới chuyên môn. Chiến thắng của “Dheepan” được lý giải rằng vì bộ phim xuất hiện trong thời điểm thích hợp và là thông điệp chính trị bởi châu Âu hiện đang đau đầu đối phó với cuộc khủng hoảng người di cư vùng Ðịa Trung Hải.

Chuyên gia Eric Kohn của trang Indiewire cho rằng “Dheepan” không xứng tầm Cành cọ vàng bởi LHP Cannes năm nay có nhiều tác phẩm dữ dội và dũng cảm hơn. Trong khi đó, nhà phê bình Peter Bradshaw của tờ Guardian nói rằng “Dheepan” giống như một giải thưởng để tôn vinh sự cống hiến của đạo diễn Audiard, bởi “Dheepan” không hay bằng những kiệt tác trước đây của ông như “The prophet” (Nhà tiên tri) và “Rust and bone” (Gỉ sét và xương).

Đại diện của ban giám khảo LHP Cannes - anh em nhà Coen nói rằng các thành viên ban giám khảo đều là nghệ sĩ, họ đánh giá các tác phẩm tranh giải với con mắt của nghệ sĩ chứ không phải theo cái nhìn của nhà phê bình. Ý kiến trái chiều quanh kết quả Cành cọ vàng LHP Cannes  lần thứ 68 cũng dễ hiểu bởi từ trước đến nay, Cannes luôn được xem là chuẩn mực trong việc đánh giá và tôn vinh giá trị nghệ thuật điện ảnh đúng nghĩa. Giải thưởng Cannes là nơi bảo chứng cho chất lượng một tác phẩm nghệ thuật không bị lung lay bởi yếu tố ăn khách của thị trường.

Trong khi Thủ tướng Pháp Manuel Valls gửi tin nhắn lên mạng xã hội Twitter: “Ðiện ảnh Pháp tỏa sáng tại Cannes và trên thế giới” thì nhà phê bình của tạp chí Variety, Jay Weissberg, viết: “Rất đáng thất vọng và không ai lấy làm vui. Ðúng là một kết thúc không có cao trào”.

Không chỉ ở Cannes, mà ngay ở giải thưởng Oscar danh giá nhất thế giới, những tranh cãi quanh kết quả cũng không ít lần xảy ra. Bộ phim “Shakespeare in Love” của điện ảnh Anh đã bất ngờ khi giành tới 7 giải Oscar lại lễ trao giải Oscar lần thứ 71, trong đó có giải thưởng cao quý nhất là Bộ phim hay nhất.

Tuy nhiên, kết quả này nằm ngoài cũng như mong đợi của giới chuyên môn khi mọi dự đoán đều nghiêng về bộ phim “Saving Private Ryan” (Giải cứu binh nhì Ryan) của đạo diễn Steven Spielberg. Mọi nhận định sau kết quả đều tỏ ra thất vọng và tiếc cho bộ đôi đạo diễn Steven Spielberg và nam diễn viên kỳ cựu Tom Hanks bởi mọi người đều tin rằng bộ phim này mới xứng đáng với giải thưởng cao nhất tại lễ trao giải năm đó. Tương tự, câu chuyện tình yêu của 2 nhân vật Heath Ledger và Jake Gyllenhaal đã trở thành chủ đề nóng tại lễ trao giải Oscar lần thứ 78 và giới chuyên môn dự đoán rằng bộ phim đầy mạnh mẽ về hoài bão cũng như liều lĩnh về ý tưởng “Brokeback Mountain” sẽ giành giải Phim hay nhất nhưng chiến thắng thuộc về phim “Crash”. Giới phê bình và cả truyền thông đã bày tỏ sự thất vọng của mình bằng hàng loạt những lời lẽ chỉ trích gay gắt.

Không chỉ có kết quả ở hạng mục Phim xuất sắc nhất, chiến thắng của vài gương mặt trong lịch sử giải thưởng Oscar cũng khiến công chúng thấy sốc. Tại lễ trao giải Oscar năm 1992, khi ngôi sao 29 tuổi Marisa Tomei với vai diễn trong bộ phim “My Cousin Vinny” chiến thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, hàng loạt câu hỏi đặt ra là tại sao cô có thể đánh bại những cái tên lớn như Judy Davis, Vanessa Redgrave và Miranda Richardson để giành giải này.

Trước lễ trao giải Oscar lần thứ 68, ngôi sao huyền thoại của Hollywood, bà Lauren Bacall, tự tin rằng mình sẽ giành chiến thắng trong hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất nhưng khi công bố tên người chiến thắng là nữ diễn viên Juliette Binoche của bộ phim “English Patient” (Bệnh nhân người Anh), Lauren và nhiều người khác đã thực sự rất sốc. Mới đây, vai diễn quá tuyệt vời của Leonardo Dicaprio (Leo) trong bộ phim “Sói già phố Wall” không mang về cho anh giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại Oscar lần thứ 86, dù diễn xuất của anh được giới chuyên môn đánh giá “trên cả tuyệt vời”.

Thế mới thấy ngay cả những giải thưởng danh giá nhất thế giới như Oscar hay Cannes còn vấp phải những chỉ trích bởi kết quả giải thưởng gây tranh cãi thì việc những kết quả của một số giải thưởng ở Việt Nam bị phản bác, thậm chí tẩy chay, vì người thua cuộc cho rằng thiếu công tâm, gian lận cũng chẳng có gì ngạc nhiên. Cảm nhận, đánh giá về mức độ thành công của một vai diễn, tác phẩm… thường nghiêng về yếu tố cảm tính, một phạm trù không thể định lượng. Thế nên, khi kết quả được công bố không trùng với ý nghĩ của một người lập tức bị người đó cho là đánh giá không chính xác, thiếu công tâm, cho dù đó là nhà chuyên môn hay công chúng bình thường. Mọi kết quả đánh giá bằng cảm tính đều mang tính tương đối, do đó giải thưởng nghệ thuật thường khó làm hài lòng mọi người là vậy.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo