xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai cây đại thụ của sân khấu truyền thống dân tộc

Thanh Hiệp

SÂN KHẤU.- Trong 22 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân lần này, nghệ sĩ Đinh Bằng Phi và Diệp Lang có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho sân khấu hát bội và cải lương.

NSND Đinh Bằng Phi: Tuổi già

, trách nhiệm càng cao

Năm nay 64 tuổi, đáng lẽ ông đã nghỉ hưu với ước nguyện dành thời gian viết hồi ký và công trình nghiên cứu giảng dạy hát bội, thế nhưng con tằm đến thác vẫn còn vương tơ. Ông vẫn gắn bó với đoàn Hát Bội TPHCM, tổ chức các chương trình Hát bội với công chúng trẻ tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà hát TP hơn 6 năm qua và hiện nay là chương trình Sân khấu học đường.

Năm 18 tuổi, ông đã viết kịch bản đầu tay Phạm Ngũ Lão tùng chinh, được nhà báo cách mạng Dương Tử Giang khuyến khích đi theo con đường sáng tác. Nhờ thọ giáo các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu am tường về tuồng như: Thân Văn, Nguyễn Văn Quý, Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng, Đỗ Văn Rỡ, Vương Hồng Sển, Trần Tấn Quốc... ông đã đúc kết được nhiều công trình nghiên cứu về diễn xuất hát bội, đồng thời đào tạo một thế hệ nghệ sĩ trẻ như: Kim Thanh, Ngọc Dung, Xuân Quang... Hơn 20 năm giảng dạy bộ môn hát bội tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, Đại học Cần Thơ, ông đã nhiều lần giới thiệu nghệ thuật hát bội ở các nước Canada, Pháp. Sự nghiệp của ông còn phải kể đến nhiều vai diễn xuất sắc như: Tử Trình (San Hậu), Tống Thái Tổ (Trảm Trịnh Ân), Tư Đồ (Phụng Nghi Đình), Quách Hòe (Bao Công)... và hàng trăm kịch bản nghệ thuật đạt tầm cao học thuật như: Trần Bình Trọng tử tiết, Nỗi oan Thị Kính, Thất Nam Dương thành, Tứ Linh Hội... Riêng kịch bản Đặng Đại Độ đoạt nhiều HCV và giải nhất tại các kỳ liên hoan sân khấu toàn quốc.

Tâm sự về danh hiệu cao quý mà Nhà nước trao tặng, ông phát biểu: "Đây là phần thưởng chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ đạt được, vì trước tôi có rất nhiều nghệ nhân xứng đáng được trao tặng. Trong niềm hạnh phúc bất ngờ này, tôi thấy trách nhiệm truyền bá nét đẹp nghệ thuật hát bội và đào tạo diễn viên kế thừa càng nặng nề. Con đường tôi đi còn dài và đầy cam go nhưng tuổi già không ngại khó, vì bên cạnh luôn có công chúng và đồng nghiệp trẻ".

NSND Diệp Lang: Nghệ thuật không có điểm dừ

ng

Ông tên thật là Dương Công Thuấn, sinh ngày 4-3-1941 tại Sa Đ

éc, Đồng Tháp. Thân sinh của ông là nghệ nhân đờn kìm Ba Diệp. Năm 13 tuổi được cha cho theo nghề, biểu diễn tại sân khấu Kim Thoa. Năm đó ông có mặt trong vở Lấp sông Gianh của soạn giả Nguyễn Huỳnh, vở diễn ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam đã bị bọn mật vụ ném lựu đạn trong đêm khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo. Ông trở thành một diễn viên gắn bó mật thiết với các soạn giả, nghệ sĩ yêu nước như: Trần Hữu Trang, Năm Châu, Phùng Há, Trương Bỉnh Tòng, Điêu Huyền... Và bằng trái tim yêu nước của người nghệ sĩ, ông đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng kiên cường trên sân khấu cải lương và phim truyền hình như: Linh Tâm (Tìm lại cuộc đời), ông Tư (Lời ru của biển), ông Sáu (Người giữ mộ), Ba Lý (Viên ngọc Côn Sơn), Ba Niềm (Bình minh châu thổ), ông Hai thợ bạc (Thời thơ ấu)...

Trong sự nghiệp sân khấu ông nổi tiếng với những vai kép độc, đã đoạt HCV giải Thanh Tâm năm 1963. Sau ngày đất nước thống nhất ông là

người có công dìu dắt nhiều tài năng trẻ, trong đó có nhiều nghệ sĩ đoạt giải Trần Hữu Trang. Ngoài ra, ông còn là một đạo diễn có tài, tạo dấu ấn cho nhiều tác phẩm sân khấu như: Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Pha lê và cát bụi, Áo cưới trước cổng chùa, Vĩnh biệt thần chết, Lan và Điệp... Năm 2000, ông đã được bạn đọc Báo Người Lao Động bình chọn đoạt giải Mai Vàng lần 6 qua vai ông Năm Bầu (vở Đôi bờ).

Gặp ông tại Sân khấu kịch Phú Nhuận, nơi ông chuẩn bị vào vai Bá Kiến (vở Chí Phèo), ông tâm sự: "Đối với tô

i nghệ thuật không có điểm dừng. Được phong tặng NSND là niềm vinh dự to lớn. Tôi nguyện sống với nghề cho đến hơi thở sau cùng, và ngày nào còn sức khỏe là ngày đó tôi còn hướng dẫn, dìu dắt các bạn trẻ đến với nghệ thuật cải lương của dân tộc".

  256 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú

(NLĐ)- Ngày 26-9, tại Hà Nội, Bộ VHTT đã tổ chức họp báo công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) đợt 5 năm 2001.

22 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND trong dịp này gồm: Đinh Bằng Phi, Dương Công Thuấn (Diệp Lang), Trần Mai Khanh (Lê Khanh), Lưu Văn Phúc, Nguyễn Trung Kiên, Bùi Gia Tường, Lương Kim Vĩnh, Tạ Bôn, Trần Thế Dân, Lê Mạnh Thích, Trần Văn Thủy, Đào Trọng Khánh (Đào Nguyễn), Trần Đức Phương (Trần Phương), Nguyễn Thanh An, Nguyễn Thế Anh, Vũ Việt Cường, Nguyễn Công Nhạc, Cao Văn Bách (Cao Việt Bách), Nguyễn Thị Thanh (Thanh Hoa), Lê Ngọc Canh, Nguyễn Quang Thọ.

Trong tổng số 234 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT của cả nước, TPHCM có 31 người gồm: Châu Thị Kim Xuân, Nguyễn Văn Liêm (Việt Anh), Ngô Đặng Hồng Vân, Trần Ngọc Giàu, Hứa Thành Hội, Nguyễn Thành Lộc, Trần Văn Quan (Xuân Quan), Nguyễn Đức Thế, Lê Trí Tưởng, Vũ Hà Ngọc Huyền, Trần Đức Nguyên, Tạ Minh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Cúc Vỹ, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Minh Cầm, Nguyễn Thị Phi Yến, Đào Bá Sơn, Nguyễn Quý Viện, Nguyễn Chánh Tín, Nguyễn Vinh Sơn, Trần Văn Kiên (Trần Kiên), Nguyễn Ngọc Hiệp (Ngọc Hiệp), Trương Minh Phúc, Lê Hữu Ty (Lê Cung Bắc), Lê Trường Tiếu, Nguyễn Thành Điển (Thành Điển), Bùi Văn Vũ (Thanh Vũ), Nguyễn Thị Báu (Ngọc Báu).                                 H.L. Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo