xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kịch ngắn, nước mắt... dài

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Cả khán giả và diễn viên đều khóc. Tất cả quyện lại thành một không gian kịch rất đời mà chương trình Tiếng nói trẻ thơ (Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM) làm được qua từng suất diễn

Sân bãi tràn ngập khán giả tuổi mới lớn. Ban đầu họ hồ hởi nói cười, chọc phá nhau nhưng chỉ trong phút chốc đã bị cuốn vào các câu chuyện kịch diễn ra trên sân khấu. Mắt các em đỏ hoe vì xúc động. Có em khóc nấc lên khi thấy mình trong kịch. Khi nhìn lên sân khấu cảnh những đứa bé mồ côi không tìm được lối quay về, sống chen chúc ở sân ga, có em đã nói về mình: “Bạn đó giống em quá, bị dì ghẻ vu oan ăn cắp tiền, bị đánh đập, ba lại bênh dì nên đuổi em ra khỏi nhà”... “Bạn đó cũng giống em vì bị cha dượng sàm sỡ nên sợ quá bỏ nhà đi bụi 2 năm rồi”... Cả khán giả và diễn viên đều khóc. Tất cả quyện lại thành một không gian kịch rất đời mà chương trình Tiếng nói trẻ thơ (Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM) làm được qua từng suất diễn.

Ưu điểm của 3 vở kịch ngắn: Về đâu (tác giả Tấn Lộc), Tiếng hát dòng sông (tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc), Con trai – con gái (tác giả Thanh Hương) là áp dụng thủ pháp dàn dựng mới: Lôi cuốn khán giả vào từng câu chuyện kịch, xóa bỏ rào cản giữa nghệ sĩ và người xem. 35 suất diễn đợt 1 đã thật sự lay động cảm xúc khán giả.

Thật bất ngờ, ở các điểm diễn tại Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, quận 2, 5, 9, 11... vở Tiếng hát dòng sông đã kéo đông đảo bạn trẻ hăng hái tham gia diễn kịch, họ cùng lên sân khấu diễn cảnh vớt rác trên sông. Tất cả đều ý thức được việc bảo vệ môi trường, bảo vệ những “dòng sông xanh bằng vải lụa”, để búp bê không còn bị vướng vào rác. Suốt hơn 2 tháng tập luyện, các diễn viên đều muốn vở kịch hình thể này kiệm lời. Thay vào đó là hành động kịch để lôi kéo khán giả nhập cuộc trong niềm xúc động. Những tấm lụa bung rộng trên sân khấu, tung tăng như dòng nước trong xanh, rồi tiếng la phản đối khi đủ các loại rác bị người ta vô tư vứt xuống dòng nước. Hiệu quả tuyên truyền có tức thì sau khi vở kịch khép lại, khán giả tự động thu dọn rác bỏ vào thùng. Chẳng ai bảo ai phải làm điều đó, nhưng Tiếng hát dòng sông đã thật sự tác động đến họ trong việc góp phần bảo vệ môi trường sống.

Vở Về đâu khiến người xem xúc động đến rơi nước mắt. Đói nghèo, không nơi nương tựa là những nguyên nhân đưa trẻ vào đời sớm. Thiếu tình thương của người thân, mất niềm tin trong cuộc đời thì một đứa trẻ lương thiện có thể trở thành người xấu.

img
Cảnh trong vở Tiếng hát dòng sông

Một đứa trẻ 15 tuổi sống lang thang rồi trở thành "đại ca" của một băng nhóm đánh giày, bán vé số, mì gõ sống vật vạ xung quanh sân ga. Nhưng trong trái tim em vẫn le lói một tình thương yêu những người đồng cảnh ngộ. Khán giả không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh “đại ca” gom góp hết số tiền dành dụm được để thực hiện ước nguyện của các em là mua cho mỗi đứa một tấm vé xe lửa về quê, về với gia đình, còn mình ở lại để tiếp tục lo cho những em khác. Cuộc đời của những trẻ lang thang đã có một lối quay về, hướng thiện đầy cảm động. Một bé gái - khán giả - khi xem vở diễn này đã thốt lên trong nước mắt: “Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm!”.

Vở Con trai – con gái mang vóc dáng của một bức biếm họa mà khán giả chính là người góp phần tô điểm màu sắc. Diễn viên không còn là những nhân vật trong kịch mà cùng khán giả tranh cãi về giới tính khi cảnh hai anh em chấp nhận hoán đổi giới tính cho nhau để xem ba mẹ cưng con trai hay con gái hơn. Và khán giả lại khóc khi người anh giành bị bệnh nặng thay em, còn người em muốn anh mình sẽ không gặp tai nạn. Sự chia sẻ này đã khiến người xem xúc động. Con trai hay con gái cũng đều được cha mẹ cưng như nhau khi các em biết sống ngoan ngoãn, có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội, đó là thông điệp mà vở kịch muốn chuyển đến người xem.

Tài diễn xuất của các diễn viên Trịnh Kim Chi, Lê Quốc Nam, Lê Hoàng, Ngọc Trâm, Minh Đạt, Xuân Hồng, Minh Béo, Thanh Vân, Mai Dũng, Thanh Hải, Hạnh Thúy... đã tạo được dấu ấn cho từng vai diễn.

Điều đáng mừng là sau mỗi suất diễn, những lá phiếu ghi nhận ý kiến khán giả về chương trình đã đầy thùng. Hơn 30% phiếu nhận xét: “kịch hay, đáng xem” hoặc góp ý “âm thanh có lúc ồn quá”.

Đợt 1 này chương trình còn diễn tại Lâm Đồng 3 suất, sau đó sẽ diễn ở các trường THCS, THPT và các trường nuôi dạy thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt.

Miễn phí nhưng... đắt giá

Chương trình Tiếng nói trẻ thơ, được Quỹ Phát triển và Hợp tác quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ trong 3 năm (mỗi năm 700 triệu đồng), bước đầu đã đạt hiệu quả qua đợt ra quân đầu tiên với 35 suất diễn. Vở không chỉ phục vụ miễn phí khán giả thanh thiếu niên ở các vùng ngoại thành, trẻ em lang thang, không nơi nương tựa mà còn được đưa vào diễn tại Sân khấu Kịch 5B, Sân khấu số 7 Trần Cao Vân, các TTVH quận, huyện trên địa bàn TPHCM. Ước tính 3 vở diễn này đã phục vụ hơn 10.000 lượt khán giả từ đầu tháng 6 đến nay. Ba đạo diễn được giao thực hiện công trình này gồm: Lê Cường, Lê Diễn, Chánh Trực. Họ đều đã có gia đình nên hiểu rõ hạnh phúc gia đình là được vun đắp bằng sự cảm thông, chia sẻ.

Nghệ sĩ Lê Quốc Nam tâm sự: “Chạy sô tấu hài có nhiều tiền hơn nhưng nghề nghiệp cứ giậm chân tại chỗ. Khi diễn vở Về đâu, suất nào tôi cũng khóc, thấy tâm hồn mình lâng lâng khó tả. Tôi thấy nghề nghiệp mình tiến triển hơn qua những suất diễn này”. Nghệ sĩ hài Minh Béo phấn khởi: “Chúng tôi diễn phục vụ miễn phí nhưng lửa từ khán giả mang lại cho chúng tôi thì không có tiền nào mua được”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo