xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo điện ảnh bị truyền hình hóa

Minh Khuê

Không ít người lo lắng rằng chất lượng phim điện ảnh sẽ tệ đi khi đội ngũ làm phim truyền hình đổ bộ vào điện ảnh

Khi phim Việt trên truyền hình đang mất dần khán giả, phim truyền hình không còn là mảnh đất màu mỡ cho các đạo diễn canh tác nên đang có cuộc đổ xô đi làm phim điện ảnh của các đạo diễn lâu nay chuyên làm phim truyền hình. Nhiều người nhận định theo hướng tích cực cho rằng thực trạng này góp phần làm cho thị trường điện ảnh thêm sôi động, nhiều màu sắc nhưng cũng không ít người lo lắng chất lượng phim điện ảnh theo đó có thể tệ đi.

Tìm đất mới

Năm 2016, một loạt phim đầu tay ra rạp, trong đó có đạo diễn chọn điện ảnh để xây sự nghiệp cho mình nhưng cũng có đạo diễn từng nhiều năm làm phim truyền hình nay thử sức làm phim điện ảnh. Đó là đạo diễn trẻ Võ Thanh Hòa với phim “Bệnh viện ma”, đạo diễn Lê Khắc Hoài Nam với phim “Cao thủ ẩn danh”, đạo diễn Trần Ka My với phim “Tik Tak, anh yêu em”, đạo diễn Đồng Đăng Giao với phim “Nắng”...

Võ Thanh Hòa không xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ vì anh là diễn viên tham gia nhiều phim: “Hương dẻ”, “Con gà trống”, “Bông dừa cạn”, “Người Bình Xuyên”... và được nhắc đến nhiều với vai Điền trong “Cánh đồng bất tận”. Thanh Hòa từng đạo diễn phim truyền hình “Mệnh lệnh hoa hồng”, làm phó đạo diễn phim điện ảnh “49 ngày” trước khi làm đạo diễn phim “Bệnh viện ma”. Lê Khắc Hoài Nam là đạo diễn nhiều phim truyền hình: “Trường nội trú”, “Lớp học một không hai” tạo nhiều ấn tượng trước khi đạo diễn phim “Cao thủ ẩn danh”. Trần Ka My, Đồng Đăng Giao cũng được biết đến bên truyền hình nhưng lạ ở màn ảnh rộng. Sắp tới, khán giả tiếp tục được thưởng thức tác phẩm điện ảnh đầu tay của biên kịch - đạo diễn Cao Tấn Lộc có tên “Thần tiên cũng nổi điên”; phim “Hình nhân” của đạo diễn Võ Ngọc - Hạnh Nhân... Nhiều phim đầu tay ra mắt nhưng số phim thắng về doanh thu không nhiều. Trong các phim trên chỉ có “Bệnh viện ma” và “Nắng” được khán giả chào đón dù không ít sạn và sự không hợp lý trong câu chuyện.

Cảnh trong phim “Bé nắng - mẹ mưa”. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Cảnh trong phim “Bé nắng - mẹ mưa”. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

Đạo diễn Nguyễn Minh Chung cho rằng: “Thị trường phim Việt đã thay đổi, khán giả không quan tâm đến phim truyền hình, người làm nghề phải chuyển hướng. Khi khán giả không quan tâm, lượng quảng cáo giảm, thu không bù chi, nhiều hãng sản xuất giảm các dự án và lượng đặt hàng không bao nhiêu buộc các đạo diễn truyền hình phải chuyển sang điện ảnh. Họ thử sức nếu thành công, tạo được tiếng vang sẽ mở cho mình một hướng đi khác”.

Nhiều người lo lắng phim điện ảnh sẽ bị truyền hình hóa khi ngày càng đông đạo diễn phim truyền hình chuyển sang làm phim điện ảnh. Những phim điện ảnh do đạo diễn truyền hình thực hiện thường bị giới chuyên môn nhận định còn “truyền hình hóa” về khung hình, cách kể chuyện thiếu ngôn ngữ điện ảnh. “Điện ảnh và truyền hình có sự khác biệt về cách tiếp cận, thủ pháp thể hiện. Một số thủ pháp sử dụng khác đi để lột tả tính cách nhân vật, câu chuyện” - đạo diễn Võ Ngọc chia sẻ. Đạo diễn Thành Vinh cũng nói do thói quen làm phim truyền hình nên khi chuyển qua điện ảnh, nhiều người khó thoát được sự cứng nhắc, chuẩn mực của truyền hình. Họ không phá cách, bay bổng đúng kiểu điện ảnh.

Thị trường quyết định

Theo đạo diễn Đinh Thái Thụy, thành công của một bộ phim điện ảnh không chỉ phụ thuộc đạo diễn mà còn nhiều yếu tố như kịch bản, chi phí đầu tư, diễn viên... Nếu chi phí đầu tư lớn, đạo diễn có thể chọn diễn viên có khả năng diễn xuất tốt, ê-kíp tay nghề cao, nhiều yếu tố khác để cộng hưởng tạo ra sản phẩm ấn tượng.

Khi hàng loạt dự án phim điện ảnh ra rạp với những cái tên đạo diễn mới, nhiều người cho rằng điện ảnh không phải sân chơi thử nghiệm. Trước nỗi lo có nhiều phim Việt ra rạp chất lượng làng nhàng, không có sự nổi bật sẽ dần khiến khán giả mất niềm tin, một số người trong giới lại nghĩ khác. Họ khẳng định nhiều phim được làm ra sẽ giúp thị trường sôi động hơn, đây là dấu hiệu tích cực bởi có phim ra mắt còn hơn là không phim nào. Có cầu ắt có cung. Dần dần, nhà làm phim cũng rút ra kinh nghiệm phải nâng chất lượng thế nào để thu hút khán giả chứ không thể cứ mãi “ném tiền qua cửa sổ”.

Theo đạo diễn Nguyễn Minh Chung, hiện tượng “trăm hoa đua nở” là mặt tốt, khán giả có nhiều sự chọn lựa. Nếu 100 tác phẩm ra mắt, anh nghĩ ít nhất cũng có được 10 tác phẩm tốt, được công chúng đón nhận. “Tôi nghĩ là cứ làm, càng nhiều càng tốt, thị trường sẽ sàng lọc dần. Hiện tại, khán giả đang quay lại với màn ảnh rộng, theo quy luật, nhân lực lại tập trung vào điện ảnh. Để đáp ứng đòi hỏi cao từ khán giả, nhà sản xuất buộc phải làm phim sau tốt hơn phim trước nếu không muốn thua lỗ” - đạo diễn Minh Chung bình luận.

Với cái nhìn của người trong nghề, đạo diễn Nguyễn Thành Vinh cho rằng việc các đạo diễn truyền hình chuyển sang làm phim điện ảnh lúc này là đúng thời điểm, phim điện ảnh đang phát triển, có nhiều cơ hội thử sức. “Quan trọng là lúc tác phẩm ra rạp, khán giả đón nhận thế nào. Họ là lực lượng quyết định bởi suy cho cùng phim làm ra nhằm phục vụ khán giả, không nên phân biệt hay lo ngại tác phẩm đó do đạo diễn chuyên lĩnh vực nào làm ra” - Nguyễn Thành Vinh nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo