xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nan giải chọn lễ phục

Thụy Vũ

Sau khi diễn ra ở Hà Nội, hội thảo về lễ phục Nhà nước do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức đã diễn ra tại TPHCM ngày 17-4 và tiếp tục diễn ra tại Đà Nẵng vào sáng 18-4.

Trước khi lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia văn hóa, nhà thiết kế thời trang..., chủ trì buổi hội thảo, ông Vương Duy Biên (Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL) đưa ra những tiêu chí đề dẫn cho hội thảo: Lễ phục phải đẹp, đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với vóc dáng người Việt Nam. Kiểu dáng của lễ phục phải hiện đại kết hợp với những nét truyền thống trong trang phục Việt Nam. Lễ phục phải sử dụng chất liệu trong nước và màu sắc của lễ phục phải đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam. Với những tiêu chí này, chính thứ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng thừa nhận rất khó thực hiện.
 
img
Lễ phục nam luôn gây tranh cãi mỗi lần đề cập. Trong ảnh là bộ lễ phục thường thấy
 của nam - nữ trong ngày cưới. Ảnh: ĐẠT QUAN

Hầu hết, những ý kiến đóng góp xây dựng lễ phục Nhà nước của các chuyên gia đều xoay quanh 2  kiểu trang phục: Âu phục và áo dài khăn đóng. Tất nhiên, gây tranh cãi chỉ là lễ phục dành cho nam giới vì áo dài dành cho nữ giới gần như là lựa chọn tối ưu. GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Nên công nhận âu phục làm lễ phục Nhà nước bởi nó hoàn toàn phù hợp với sự phát triển toàn cầu. Điểm qua các hội nghị quốc tế diễn ra trên thế giới, thỉnh thoảng, chúng ta vẫn bắt gặp một vài bộ lễ phục truyền thống (chỉ chiếm 1/100) nhưng nó chỉ mang tính “lạ” (không xét đến yếu tố tự hào dân tộc của người mặc) bên cạnh những bộ âu phục đã trở nên quá phổ biến và thông dụng. Trong khi đó, xét về yếu tố thẩm mỹ, rõ ràng, bộ âu phục của nam giới đứng bên cạnh áo dài của nữ giới luôn có sự tương hợp đẹp mắt. Vậy thì lý do gì chúng ta phải tìm sự lựa chọn khác”.

Trong khi đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh (gần như đại diện cho phía những người chọn áo dài - khăn đóng làm lễ phục dành cho nam giới) lại cho rằng: “Áo dài khăn đóng nên được chọn làm lễ phục ngoại giao vì nó không chỉ cho thấy sự riêng biệt mà còn là sự đề cao tinh thần dân tộc. Bên cạnh đó, càng đi sâu vào vấn đề toàn cầu hóa, chúng ta càng có nhu cầu định vị bản sắc dân tộc. Tất nhiên, thật khó để áo dài khăn đóng trở thành lễ phục đời thường vì sẽ có người không thích nhưng trong những dịp quan trọng như ngày trình quốc thư chẳng hạn, áo dài khăn đóng là phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nếu nhiều ý kiến cho rằng màu đen không thể hiện được sự vương tôn thì đây là suy nghĩ sai lầm vì xét theo quan điểm quốc tế, màu đen luôn thể hiện sự sang trọng và lịch lãm”.

Là đề án của riêng Bộ VH-TT-DL, chưa biết lần này hội thảo lễ phục Nhà nước có gặt hái được kết quả hay không nhưng đây đã lần thứ 4 trong 20 năm qua, vấn đề lễ phục, quốc phục được đề cập và luôn rơi vào bế tắc. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi “hình thành sở thích của mỗi người trong lựa chọn trang phục là  vấn đề quan trọng và khó thực hiện hơn nhiều”, như lời ông Vương Duy Biên. Chính vì vậy, chọn một bộ lễ phục phù hợp cho nam giới, được sự đồng thuận của mọi người, như chiếc áo dài nữ giới, xem ra vẫn còn nan giải.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo