xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy

Trần Nhã Thụy

Câu chuyện về một người đàn ông ăn mặc sang trọng, bước từ ô tô ra rồi vạch quần tè luôn vào dải phân cách, đã ầm ĩ suốt một tuần qua.

Đến giờ phút này thì CSGT đã “truy tìm” được “người đàn ông tè bậy” này chính là một người Hà Nội.

Những tiếng nói bức xúc, phẫn nộ về hành vi “làm xấu mặt Hà Nội” kia, cho đến lúc này đã quá khủng khiếp. Thậm chí, người ta còn đòi phóng to hình ảnh kia dán nơi công cộng, rồi phát đoạn clip ấy lên… sóng truyền hình quốc gia cho… “nó nhục mặt”.

Câu chuyện buồn, mà cũng buồn cười. Cũng với hành vi ấy nhưng ở bối cảnh khác thì chắc ông kia không bị lên án kinh hoàng như vậy. Chẳng hạn ông kia đang lái ô tô trên đường làng, rồi dừng lại “giải quyết nỗi buồn” thì xem ra cũng bình thường. Nhưng đây là ở giữa phố xá thủ đô đông đúc. Hành vi bình thường ở nơi này nhưng lại dị thường nơi khác và ngược lại. Về hành vi ấy, tôi gọi là “mất kiểm soát”. Xét về “cơ chế cơ thể” thông thường, không ai làm như vậy cả, trừ khi anh không kiểm soát được mình. Có thể là người đàn ông ấy đang say hoặc uống quá nhiều bia đến mức… chịu không nổi. Ai cũng từng bị như vậy. Và người đàn ông nào trong đời, ít nhất cũng có đôi ba lần… tè bậy ngoài đường. Nhưng ở đây, tình huống oái oăm quá (ô tô dừng ngoài đường chờ đèn đỏ), không trường lớp nào dạy phải làm gì, ngoài việc kiểm soát bản năng.

 

img

 

Lên án, đả kích, đòi xử… thì đúng rồi. Nhưng rồi sao nữa? Tôi nghĩ rằng đây là bài học không chỉ riêng ai. Làm sao để sống văn minh, tử tế trong một xã hội còn nhiều bất cập, như sự rối loạn về giao thông, thiếu hệ thống vệ sinh công cộng… Làm sao để cuộc sống đẹp hơn, mà không phải suốt ngày… chửi vào mặt nhau bằng những lời rát buốt.

Kinh nghiệm cho thấy không thể dùng bạo lực để làm giảm bạo lực, không thể làm giảm những hành vi xấu bằng những lời nói nhục mạ nặng nề. Tè bậy ngoài đường đã tồi tệ rồi, còn tè lên tất cả mọi thứ xem ra còn tệ hại hơn.

Tôi nhớ mới đây, trong buổi ra mắt cuốn sách “Miến Điện đất nước hình ngọn lửa” tại Trường ĐH Hoa Sen, khi bạn đọc hỏi điều gì ở đất nước này để lại ấn tượng nhất thì tác giả cuốn sách là TS Hồ Đắc Túc trả lời: “Đó là những con người không muốn làm người khác phải buồn”. Lạ lùng, một đất nước hơn 5 thập niên sống dưới ách quân phiệt, dù lam lũ mà con người vẫn hiền hòa, sâu lắng một sức mạnh tinh thần, cẩn tin vào luật nhân quả. Người Miến Điện có triết lý “không muốn làm người khác buồn”, còn người Việt dường như ngược lại, “phải làm cho người khác buồn” thì mới chịu được (!). Cho nên mới có chuyện một ông “giải quyết nỗi buồn” lại gây nỗi buồn cho bao người. Lại có không biết bao nhiêu người, nhân chuyện này cứ phải đay nghiến, giày vò nhau “cho ra bã” thì mới hả (!).

Nhưng dù có “chém gió” tầm cỡ nào thì cũng nên hành động. Cụ thể ở đây, nhân chuyện này, nhà nước nên sớm ban hành luật cấm tè bậy. Không có luật chính quy và áp dụng luật một cách quyết liệt thì không thể hành xử văn minh, dù là đi ô tô hay mặc veston, dù là ai cũng tỏ ra mình “minh triết” nhất xứ sở này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo