xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngô Y Linh - Bậc thầy sân khấu cách mạng

Thanh Hiệp

Tác phẩm của NSND Ngô Y Linh là di sản quý của sân khấu cách mạng. Ông không chỉ là tài năng mà còn có nhân cách lớn, là tấm gương sáng của nhiều thế hệ sân khấu

37 năm sau ngày mất, đạo diễn kiêm biên kịch - NSND Ngô Y Linh vẫn là “đại thụ” của sân khấu cách mạng Việt Nam. Không chỉ là đạo diễn, biên kịch lừng danh, Ngô Y Linh còn là người thầy được bao thế hệ học trò tôn kính.

Lừng danh Tiếng trống Mê Linh

Dù qua đời từ năm 1978, di sản Ngô Y Linh để lại cho đời sau vô cùng đồ sộ. Ngoài Tiếng trống Mê Linh, ông còn có nhiều tác phẩm ấn tượng khác: Đâu có giặc là ta cứ đi, Tình ca, Nila - Cô gái đánh trống trận!, Đất nước mùa xuân... Trong đó, ấn tượng nhất là Nila - Cô gái đánh trống trận! Nhà giáo Nhân dân Hà Quang Văn kể rằng năm 1961, kịch bản này được Ngô Y Linh dàn dựng sinh động, “làm mưa làm gió” trên các sàn diễn với gần 2.000 suất diễn khắp nơi, thời đó người ta nhắc đến ông như niềm hy vọng lớn lao của sân khấu nước nhà.

NSND Ngô Y Linh thời trẻ. (Ảnh tư liệu)

NSND Ngô Y Linh thời trẻ. (Ảnh tư liệu)

“Tôi học ở ông thủ pháp dàn dựng giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, mang nặng tư tưởng đấu tranh vì hòa bình, tự do. Thủ pháp đó không cho phép toàn câu chuyện chỉ có sự minh họa đơn thuần mà phải thông qua số phận, tình huống cụ thể để tăng thêm tính thuyết phục. Vở Tiếng trống Mê Linh của Đoàn Cải lương Thanh Minh - Thanh Nga được ông dàn dựng năm 1976 thể hiện rõ nhất thủ pháp này” - đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc cho biết.

Quả thật, trong nhiều tác phẩm NSND Ngô Y Linh để lại cho đời, bản dựng vở Tiếng trống Mê Linh được xem là tuyệt tác. NSƯT Bảo Quốc cũng phải công nhận điều này. Ông kể lại chuyện mẹ ông là bà bầu Thơ đến nhờ NSND Ngô Y Linh dựng vở Tiếng trống Mê Linh. Khi bà bầu Thơ tặng ông chiếc áo sơ-mi trắng, ông nhận và tặng lại cho chú Tám Trống - người làm phục trang của vở Tiếng trống Mê Linh và nói: “Chị Ba ơi, tôi rất trân quý món quà này nên xin chị cho tôi dùng nó làm phần thưởng cho anh Tám Trống!”.

Bên cạnh thủ pháp dàn dựng sáng tạo, NSND Ngô Y Linh còn khiến học trò khâm phục ở bút pháp điêu luyện thể hiện trong nhiều kịch bản độc đáo. Vì là đạo diễn nên ông hiểu rõ cách làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện nó mạch lạc, dễ hiểu. Khi nghệ sĩ tiếp nhận kịch bản, họ không cần cố công tìm cách hiểu ý đồ nhà biên kịch mà chỉ cần làm phong phú, khắc họa rõ nét hơn nhân vật đã được phác họa dễ hiểu trên bản thảo. NSND Thế Anh khen ngợi: “Thầy tôi viết mạch lạc, dễ hiểu và khơi gợi sự sáng tạo cho người dàn dựng. Ông quan niệm với một kịch bản, càng có nhiều bản dựng khác nhau càng hay. Hướng mở này làm cho kịch bản sân khấu cách mạng của ông không bị lạc hậu theo thời gian”.

Học trò của Ngô Y Linh rất nhiều: NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSND Doãn Châu, NSƯT Trần Minh Ngọc… Họ đều là “cây đa, cây đề” của làng sân khấu, điện ảnh Việt Nam. Và mỗi khi nhắc đến thầy mình, tất cả đều bày tỏ sự kính phục.

Người truyền cảm hứng sáng tạo

NSƯT Ca Lê Hồng nhận định thầy mình là tấm gương sáng, người truyền cảm hứng sáng tạo cho bao thế hệ học trò. Đặc biệt, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua thủ pháp dàn dựng của ông đều toát lên khí thế hiên ngang và cũng rất chân thật. “Tôi còn nhớ thầy đã từng dạy: Chiến sĩ phía thắng trận cũng là con người, đừng thần thánh hóa họ mà có tội!”. Nhân vật chiến sĩ của thầy vừa có lý tưởng, dũng cảm, hiên ngang nhưng cũng có tình yêu nam nữ, bị cám dỗ và vấp ngã. Quá trình chuyển biến tâm lý từ xấu sang tốt của nhân vật đều trải qua sự cọ xát trong môi trường sống cùng đồng đội, rèn giũa qua thử thách gian nan. Thầy không ép khán giả phải yêu thương người thắng cuộc” - NSƯT Ca Lê Hồng chia sẻ.

NSƯT Lê Thiện nhận xét những kịch bản ông viết không hô hào tuyên truyền một cách khô khan mà bình dị, thấm sâu vào tâm trí đồng bào, nói như chú Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt): “Kịch Nguyễn Vũ (bút danh của NSND Ngô Y Linh - PV) không đao to búa lớn mà giá trị gấp trăm lần những khẩu hiệu của công tác dân vận”.

NSƯT Trần Minh Ngọc khẳng định: “Tác phẩm của NSND Ngô Y Linh là di sản quý của sân khấu cách mạng. Thầy không chỉ có tài năng mà còn có nhân cách lớn, là tấm gương sáng của cả thế hệ chúng tôi, những người nối bước thầy miệt mài trên bục giảng, sáng tạo trên sàn diễn và sáng tác”.

40 năm qua, sân khấu không nhiều những tác phẩm đề tài cách mạng hay nên tác phẩm của NSND Ngô Y Linh vẫn là điểm son, ông là tấm gương sáng cho các thế hệ làm nghề trẻ học hỏi.

Được đặt tên đường

NSND Ngô Y Linh tên thật là Nguyễn Văn Bình, sinh ra ở Thái Nguyên. Thuở nhỏ, ông học Trường Thăng Long (Hà Nội); lớn lên, vào Sài Gòn học nghề nhiếp ảnh và tiếp tục học hết trung học. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông đi làm giao liên, hoạt động nội thành, vào Đảng năm 1948. Sau đó, ông làm việc tại Cơ quan Văn nghệ thuộc Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Quân khu 7, miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đi học ĐH khoa đạo diễn tại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc). Tốt nghiệp và trở về nước năm 1961, ông làm giảng viên Trường Sân khấu Việt Nam - nay là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Việt Nam. Năm 1964, ông vào chiến trường miền Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Kịch nói Cửu Long Giang, làm đạo diễn sân khấu và viết kịch...

Năm 1984, ông được truy tặng danh hiệu NSND. Tên Ngô Y Linh của ông đã được đặt cho một con đường tại quận Bình Tân, TP HCM. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo