xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người mẫu kém văn hóa hay truyền hình thiếu trách nhiệm?

Thùy Trang

"Tốt khoe, xấu che" nên việc để nhà sản xuất đưa cái xấu lên quảng bá trên sóng truyền hình để câu khách là trách nhiệm của nhà đài

Công chúng phản ứng gay gắt trước hình ảnh thí sinh người mẫu trong chương trình "Vietnam’s next top model" mùa thứ 8-2017 cãi vã, mắng nhiếc, ném đồ, xô đẩy hay thậm chí tạt nước vào mặt nhau như hàng tôm hàng cá trên sóng truyền hình. Giới người mẫu đổ lỗi cho nhà sản xuất chương trình và nhà đài chơi chiêu câu khách, còn nhà sản xuất chương trình khẳng định đó là sự thật. Vậy sự thật ở đâu?

Chuyện bây giờ mới có

Nghề người mẫu vốn không mấy thiện cảm với công chúng, nhất là sau khi những vụ người mẫu bán dâm bị bắt ngày càng nhiều. Nhưng sự việc gây ồn ào vừa qua trên sóng truyền hình mới thật sự khiến hình ảnh người mẫu bị bôi đen, xóa sạch mọi cố gắng mà giới này đã cố công gầy dựng nhằm thay đổi phần nào định kiến của công chúng về giới người mẫu thời gian qua.

"Vietnam’s next top model" là chương trình đã góp phần tạo cái nhìn thiện cảm về giới người mẫu, bởi các mùa đầu của chương trình này cho công chúng thấy rằng để có thể trở thành một người mẫu chuyên nghiệp, những người mẫu "tân binh" này phải trải qua rất nhiều thử thách, gian nan. Thành công của Thùy Trang tại các sàn catwalk thời trang thế giới như "New York fashion week", "Milan fashion week" hay trở thành người mẫu lookbook (sách ảnh) cho thương hiệu thời trang Alexander McQueen, Chanel hay Lancôme…; hay Hoàng Thùy phần nào tạo ấn tượng tốt, chiếm được cảm tình của công chúng.

Người mẫu kém văn hóa hay truyền hình thiếu trách nhiệm? - Ảnh 1.

Thí sinh “Vietnam’s next top model” cãi nhau. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Những thành tựu này phần nào bị lu mờ khi các người mẫu chuyên nghiệp tương lai, cũng trong chính chương trình "Vietnam’s next top model" của mùa thứ 8-2017, không ngần ngại bôi đen hình ảnh nghề của mình bằng những hành vi, lời nói xúc phạm nhau, thậm chí là hại nhau, để giành ưu thế trong các phần thi.

Nhiều người trong giới người mẫu cho rằng đó là kịch bản do nhà sản xuất chương trình tạo nên để tìm kiếm rating (hiệu suất người xem), nhất là những mùa sau này khi sức hút của chương trình xuống mức thấp. Bởi trước khi tham gia chương trình truyền hình này, con người của họ không như thế.

"Chuyện cãi cọ, xô xát đến mức biểu hiện kém văn hóa vốn chỉ là một phần kịch tính mà ê-kíp sản xuất làm tăng thêm gia vị cho chương trình thôi. Đó là điều dễ hiểu ở một chương trình truyền hình thực tế" - người mẫu Xuân Lan từng là giám khảo, HLV của "Vietnam’s next top model", cho biết.

Phản bác cáo buộc này, bà Lê Thị Quỳnh Trang (Giám đốc Công ty Multimedia, đơn vị sản xuất chương trình "Vietnam’s next top model") khẳng định: "Chúng tôi không cổ xúy cho lối hành xử kém văn hóa. Minh chứng là khi được báo cáo về tranh chấp này giữa các thí sinh trong nhà chung, chúng tôi đã đến và có buổi nói chuyện dài 5 giờ, đến tận 7 giờ sáng hôm sau. Họ cũng đã nhận ra vấn đề và gửi lời xin lỗi nhau và xin lỗi ban tổ chức".

Về thắc mắc sao lại đưa lên sóng những hình ảnh không mấy đẹp đẽ này trong khi đơn vị sản xuất có thể cắt bỏ nếu không cố tình gây "sốc", bà Trang giải thích: "Chúng tôi đương nhiên không làm xấu hình ảnh của người mẫu, đặc biệt trong chương trình của mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ bao che, lấp liếm sự thật. Người ta nói 2 người đàn bà và một con vịt đã thành cái chợ trong khi ở đây có đến 10 người thì làm sao không có xô đẩy, tranh chấp. Họ cũng là con người với cảm xúc rất thường tình. Họ có thể không dám thổ lộ bản thân với người lớn hơn mình nhưng với những người đồng trang lứa, họ ngại gì mà không lên tiếng".

Bà Quỳnh Trang chia sẻ quan điểm của mình: "Dù đã cắt gọt những chỗ phản cảm nhưng nhà sản xuất vẫn phải tôn trọng thực tế vì đây là truyền hình thực tế. Thí sinh có thể có những lựa chọn khác nhau để cạnh tranh nhưng quán quân chỉ có một, đó là người có cả đức lẫn tài".

Có hay không "chim mồi"?

Nhưng lấy lý do tôn trọng thực tế để phơi bày mọi thứ tốt - xấu của thí sinh lên sóng truyền hình quốc gia liệu có phù hợp? Rất nhiều nhà sản xuất muốn gây sự chú ý của dư luận cho chương trình truyền hình bèn bày chiêu trò. Một trong những chiêu trò phổ biến là tạo ra xung đột, "khẩu chiến" giữa các ngôi sao, các thí sinh tham gia chương trình bằng cách dùng "chim mồi" gây sự.

Hoa hậu Phạm Hương (từng làm HLV chương trình "The Face - Gương mặt thương hiệu") hay người mẫu Minh Tú (HLV chương trình "Gương mặt thương hiệu") cũng thừa nhận đôi lần họ thấy khó chịu vì sự sắp xếp của đơn vị sản xuất chương trình khi tham gia.

Đối với những chương trình không phát sóng trực tiếp, họ hoàn toàn có ghể cắt ghép, biên tập lại các cảnh tách rời để tạo thành một đoạn liền mạch. Câu chuyện của HLV Lan Khuê xung đột với Phạm Hương trong "The Face 2016" là ví dụ. Phạm Hương khá bức xúc với cách biên tập, dàn dựng của nhà sản xuất khiến cô trở thành "vai ác" với công chúng. 

Công chúng lên tiếng mới giật mình

Những hình ảnh thí sinh cãi cọ, giám khảo chau mày, trợn mắt hơn thua nhau, thậm chí là bóc mẽ nhau trên sóng truyền hình trong một chương trình văn hóa như "Vietnam’s next top model" mùa thứ 8 hay "The Face - Gương mặt thương hiệu" mùa thứ hai đang phát sóng trên VTV3 đều khiến công chúng bất bình, ngán ngẩm.

Khi sự việc xảy ra với phản ứng tiêu cực từ công chúng, người gác cửa cuối cùng của chương trình là Đài Truyền hình Việt Nam đã đề nghị nhà sản xuất phải chỉnh sửa, không để lọt những chi tiết phản cảm lên sóng để không gây thêm những dư luận không hay. Giới sản xuất chương trình truyền hình cũng cho biết các nhà đài đang có động thái kiểm soát gắt gao hơn sau những gì đang gây phẫn nộ với người trong giới và công chúng của 2 chương trình về người mẫu kể trên.

Đó là một động thái tích cực nhưng giống như kiểu giật mình nhìn lại khi gặp phải phản ứng gay gắt của công chúng. Bởi suy cho cùng, nếu làm phật lòng khán giả, chẳng khác nào tự cắt đi phần lợi nhuận của mình. Thế nên, chỉnh sửa gấp cũng là cách xoa dịu cơn phẫn nộ của dư luận.

Câu hỏi đặt ra là với trách nhiệm của mình, tại sao ngay từ đầu, nhà đài không kỹ lưỡng hơn trong khâu kiểm duyệt? Nhà đài có quyền loại bỏ những "mầm mống" xì-căng-đan không đáng có trong chương trình lên sóng của họ. Sự phản ứng gay gắt của công chúng thời gian qua không chỉ là bài học cho thí sinh về lối ứng xử trong cuộc sống, cho tư duy dàn dựng của đơn vị sản xuất mà còn là trách nhiệm kiểm duyệt của nhà đài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo