xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều bài học sau con số 7,4 triệu USD

Thùy Trang

Sau hơn 1 năm thụ lý vụ kiện, Tòa án Tối cao Los Angeles (Mỹ) đã đưa ra phán quyết đối với Robin Thicke và Pharrell Williams về việc đạo ý tưởng từ ca khúc Got to give it up của cố nghệ sĩ Marvin Gaye.

Theo đó, bộ đôi Robin Thicke và Pharrell Williams phải bồi thường 7,4 triệu USD cho bên nguyên là con gái của Marvin Gaye, bà Nona Gaye. Trong đó, có 4 triệu USD đền thiệt hại gốc và 3,4 triệu USD tiền lợi nhuận mà Robin Thicke và Williams đã thu được.

Pharrell Williams và Robin Thicke phải bồi thường 7,4 triệu USD vì đạo nhạc Ảnh: REUTERS
Pharrell Williams và Robin Thicke phải bồi thường 7,4 triệu USD vì đạo nhạc Ảnh: REUTERS

 

Phán quyết của tòa án đặt dấu kết thúc cho vụ án bản quyền kéo dài đầy ồn ào bởi những bên liên quan đều là người nổi tiếng thế giới. Bản án nhận được sự hài lòng, thậm chí tỏ ra ngưỡng mộ, của nhiều người trong giới, đặc biệt là những người làm nghề ở Việt Nam bởi luật pháp về sở hữu trí tuệ được thực thi nghiêm khắc. Hơn hết, đó cũng là lời cảnh tỉnh cho việc thực thi luật pháp về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn đang lỏng lẻo.

Ca khúc Blurred Lines (Robin Thicke và Pharrell Williams đồng sáng tác) phát hành năm 2013 là dấu son trong sự nghiệp âm nhạc của Robin Thicke (ca sĩ này từng đến Việt Nam biểu diễn trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2008) và Pharrell Williams (ngôi sao đoạt giải Grammy 2015). Với ca khúc Blurred lines, bộ đôi Robin Thicke và Pharrell Williams đã thu được khoản lợi nhuận khổng lồ: 16 triệu USD cho toàn bộ ê-kíp sáng tạo và sản xuất. Trong đó, nam ca sĩ Robin Thicke hưởng 5,6 triệu USD; Pharrell Williams hưởng 5,1 triệu USD; rapper T.I nhận hơn 700.000 USD. Số tiền còn lại là thuộc về các công ty thu âm. Ngay khi ca khúc Blurred lines vừa phát hành, bà Nona Gaye đã tuyên bố tác giả ca khúc này ăn cắp trắng trợn công sức và sự sáng tạo của cha mình trong ca khúc Got to give it up. Đáp trả cho sự cáo buộc trên, Pharrell khẳng định: Blurred lines và Got to give it up chỉ giống nhau về thể loại. Vụ việc được phân xử tại tòa với mức đòi bồi thường được gia đình Marivin đưa ra là 7,4 triệu USD.

Luật sư của Nona Gaye cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục làm mọi việc để có được lệnh cấm phát hành Blurred lines. Chưa rõ Robin Thicke và Pharrell Williams có tiếp tục kháng cáo hay không nhưng chắc chắn đây là bài học khó quên cho cả giới sáng tác khi đặt bút viết một ca khúc mới. Chuyện đạo nhạc không hề mới mẻ, đặc biệt ở thị trường âm nhạc Việt Nam. Những vụ phát hiện đạo nhạc ngày càng nhiều và ầm ĩ trên các mặt báo. Nhưng như chia sẻ của ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại TP HCM, hầu hết các vụ đạo nhạc sau khi ồn ào trên mặt báo đều rơi vào im lặng. “Trong số những vụ bị tố đạo nhạc, có trường hợp hy hữu là tác giả Việt Nam phải trả cho nguyên đơn mấy ngàn USD. Số tiền bồi thường đó chỉ là một phần so với số tiền bồi thường mà bên nguyên đưa ra vì lý do thị trường Việt Nam rất nhỏ bé và nghệ sĩ rất nghèo” - ông Cẩn chia sẻ.

Thực tế, tính đến nay, những vụ đạo nhạc của Việt Nam bị phát hiện thường bắt nguồn từ những ca khúc nước ngoài. Sau đó, hai bên tiến hành thỏa thuận với sự nương nhẹ từ bên nguyên đơn, thậm chí nguyên đơn chỉ cảnh cáo rồi cho qua vì có đạt thỏa thuận đền bù số tiền nhận được cũng chẳng đáng là bao.

Còn các vụ người trong nước vi phạm bản quyền của nhau, theo luật sư Lê Quang Vy: “Người Việt còn mang tâm lý chưa quen với tố tụng pháp đình nên mọi việc thường được giải quyết theo cách “dĩ hòa vi quý”. Vậy nên những vụ việc vi phạm bản quyền ở Việt Nam thường nhanh chóng chìm vào im lặng. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam dù đã tương đồng với quốc tế nhưng việc chưa có quy định tịch thu toàn bộ lợi nhuận hưởng lợi bất chính của người vi phạm để trả lại cho tác giả như ở nước ngoài nên mọi người cũng chưa quan tâm nhiều đến việc đưa vụ việc ra tòa. Trong khi đó, việc đòi bồi thường thiệt hại đòi hỏi người bị thiệt hại phải chứng minh được con số thiệt hại cụ thể bằng chứng từ hợp pháp thì mới được tòa xem xét. Đây cũng là bước cản làm tăng thêm tâm lý ngán ngại không muốn làm lớn chuyện của người bị hại”.

Đó là chưa kể việc thực thi pháp luật về bản quyền âm nhạc ở Việt Nam còn vấp phải rất nhiều những bất cập khác. Theo ông Đinh Trung Cẩn, khi xử lý một tác phẩm nào đó có đạo nhạc hay không thì phải có kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định nghệ thuật uy tín mang tính quốc gia nhưng ở Việt Nam hoàn toàn chưa có.

Do còn nhiều bất cập trong xử lý vi phạm bản quyền cũng như tâm lý ngán ngại của người bị vi phạm khi phải “đáo tụng đình” nên đã tạo đất sống cho những hành vi trục lợi từ sáng tạo của người khác. Điều này lý giải vì sao công chúng rất nhiệt tình trong việc vạch trần những trường hợp xâm phạm bản quyền nhưng không có vụ nào được làm rõ trắng đen sau đó.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo