xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhớ mong lụt bão

QUẾ THANH

Sài Gòn những ngày triều cường. Nước dâng. Đường ngập. Cá lội ngược lên phố. Nhìn cảnh trẻ con lăng xăng mang thau ra úp cá giữa trời mưa trên những con đường... bê-tông mênh mang nước, sao thấy nhớ quê da diết, nhớ những ngày “mùa lụt nước lũ, bắt cá giữa đường” như nhạc sĩ Từ Huy đã tả trong Quê hương tuổi thơ tôi.

Miền Trung. Năm nào cũng thế, cứ đầu tháng 9 âm lịch là bắt đầu mưa trắng trời trắng đất. Ngay sau mưa là lụt. Nước ngập sâu, nhiều ngày mới rút. Đi cùng với lụt thường là bão. Lụt bão đi qua để lại sau lưng những cánh đồng trắng xóa; những cánh rừng cao su, bạch đàn... ngã rạp; những ngôi làng đìu hiu; những dòng sông đục ngầu giận dữ; những vành tang trắng bi thương; những bữa cơm quện mồ hôi và nước mắt giữa chiếu đất màn trời.

Dường như ông trời rèn giũa người miền Trung sức chịu đựng vô bờ trước bao biến động của thiên nhiên. Từ chỗ lo sợ bản năng và phải chống lại thiên tai, họ đành sống chung với nó bởi không có sự lựa chọn nào khác. Năm này tháng nọ, họ đã làm quen và trở nên thân thuộc một cách lạ kỳ với lụt bão. Thế nên, năm nào mà lụt bão đến chậm hoặc không “về” là họ ngóng, như ngóng người thân đang ở xa.

 

Ảnh: THANH QUẾ
Ảnh: THANH QUẾ

 

Ngóng cũng phải, bởi lụt về là phù sa về, sau những ngày ngập nước là đồng đất tốt tươi. Cá tôm cũng “ức nước” mà ngược dòng từng đoàn, tha hồ đánh bắt. Thực ra, tâm lý ngóng lụt đã được ghi nhận từ rất lâu tại Ký sự Đàng Trong của linh mục Christoforo Borri (người Ý, sống ở miền Trung từ năm 1617 đến 1622): “Trước hết, mọi người ở đây đều mong nước lụt, không những để được mát mẻ và dễ chịu mà còn để cho đồng ruộng được màu mỡ. Thế nên, khi thấy mùa nước tới, họ để lộ hẳn sự vui mừng và thích thú: họ thăm hỏi nhau, chúc mừng nhau, ôm nhau hò hét vui vẻ và nhắc đi nhắc lại “đã đến lụt, đã đến lụt”, có nghĩa là nước đã tới, nước đã tới rồi. Nói tóm lại là không ai không bày tỏ niềm vui, từ kẻ thế gia đến chúa cũng vậy”...

Năm nay, giờ đã qua nửa tháng 9 sau của năm nhuận âm lịch rồi mà lụt bão vẫn chưa “về”. Người Trung Bộ truyền nhau câu nói “ông tha mà bà chẳng tha, hành cho cái lụt hăm ba tháng mười”, ý nói chưa qua 23-10 (âm lịch) là chưa hết lụt, hết bão. Lòng thì thầm mong “ừ, thôi đừng lụt cho bà con nhờ” song thiệt tình trong dạ cũng thấy nôn nao: “Răng tới chừ mà lụt chưa về, lạ rứa hè?”.

“Gửi, sau trận lũ quê nhà/ Chút mai nắng ấm, chút hòa thuận mưa/ Chút gió nồm, giữa ban trưa/ Chút hương khói buổi giao thừa đầu năm” (Gửi, sau trận lũ quê nhà - Xuyên Trà). Ngóng lụt bão, chắc là vì vậy, cốt mong thiên tai qua nhanh, để những ngày xuân tươi xanh đến sớm...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo