xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng trà ca nhạc đìu hiu

Bài và ảnh: THÙY TRANG

Có nhiều nguyên nhân khiến loại hình ca nhạc phòng trà, vốn là thế mạnh của đời sống âm nhạc tại đô thị, ngày càng vắng khách nhưng quan trọng nhất là do chất lượng ngày càng kém

Phòng trà 36 Lý Thường Kiệt (Hà Nội) của NSND Thanh Hoa nổi tiếng với chương trình Tình khúc muôn đời đã đóng cửa sau thời gian ngắn hoạt động. NSND Thanh Hoa ngậm ngùi cho biết do quá vắng khách nên phòng trà này không thể sáng đèn.

4 - 5 khách/đêm

NSND Thanh Hoa mở phòng trà với kỳ vọng “đây sẽ là một địa chỉ để người dân Hà thành và du khách đến Hà Nội thưởng thức dòng nhạc chính thống với giá rẻ”. Tuy nhiên, chưa đầy nửa năm, điểm hẹn đáng giá này đã buộc phải ngừng hoạt động.  “Có đêm diễn chỉ 4 - 5 khách tới xem trong khi đội ngũ phục vụ và ca sĩ đã hơn 10 người nên chúng tôi buộc lòng phải đóng cửa. Có lẽ tôi sẽ tìm một địa điểm khác phù hợp hơn” - NSND Thanh Hoa cho biết. Nghe có vẻ cám cảnh nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt của mô hình kinh doanh phòng trà ca nhạc hiện nay.
 
img
Đêm nhạc Tuấn Ngọc - Khánh Hà diễn ra vào  tối 20-3 tại phòng trà We - TPHCM vẫn thu hút
khách vì có chất lượng và chỉ diễn ra 1 hoặc 2 lần trong năm

Tại hầu hết các  phòng trà hiện nay ở TPHCM, lượng khán giả đến mỗi đêm được 20 người. Tất nhiên, không khó để nhận ra số lượng khách  này chủ yếu là người thân, bạn bè và vài người hâm mộ ruột của ca sĩ đến ủng hộ. Rất ít khán giả thực sự có nhu cầu đến phòng trà thưởng thức ca nhạc.

Nhiều năm nay, Đàm Vĩnh Hưng vẫn là một trong những ngôi sao “hút” khách  nhất trong các đêm diễn ở phòng trà ca nhạc nhưng gần đây, tên anh cũng chỉ có thể kéo được 2/3 khán giả cho khán phòng của một phòng trà. Còn với những giọng ca khác, dù là ngôi sao hạng A nhưng lượng khán giả chỉ đạt được một nửa so với trước đây.

Ca sĩ Đức Tuấn cho biết: “Với tôi, một đêm nhạc tại phòng trà hiện nay có chừng 50-70 khán giả đã là thành công. Phần lớn họ đều là khán giả vãng lai hoặc những người mới. Chính vì vậy, lượng khán giả đến phòng trà nghe tôi hát ít hơn trước. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ  khán giả hiện nay không còn siêng năng đến phòng trà nghe nhạc như trước nữa”.

Những đêm nhạc của các giọng ca tuổi teen càng vắng khách hơn bởi khán giả trẻ không mấy thích và cũng không có nhiều điều kiện để đến phòng trà thưởng thức âm nhạc. Không ít đêm nhạc của ca sĩ trẻ (dù khá được khán giả yêu thích) chỉ có 6-7 người đến dự, buộc chủ phòng trà phải quyết định hủy bỏ. 

Không còn như xưa

Việc khán giả hiện nay ít đến phòng trà có nhiều nguyên nhân, đầu tiên là do họ “ngán”. Giới chuyên môn cho rằng ca sĩ ngoài việc xuất hiện tràn ngập trên truyền hình, mỗi đêm không xuất hiện ở phòng trà này thì phòng trà khác. “No” quá hóa ngán, khán giả ngày càng không còn mấy hứng thú với những đêm nhạc của các ca sĩ ở phòng trà. Nhận định này không phải vô lý bởi những đêm nhạc của ca sĩ Tuấn Ngọc và ca sĩ Khánh Hà… tại phòng trà chỉ diễn ra 1, 2 lần trong năm nên lần nào cũng đông kín khán giả. Thậm chí, nhiều khán giả tiếc vì không đặt được chỗ dù đã liên hệ trước nhiều ngày.

Chất lượng kém cũng là lý do phòng trà không giữ được chân khán giả. Ca sĩ Phương Thanh lý giải: “Âm thanh ở phòng trà ca nhạc nghiêm túc luôn đạt chuẩn, đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức của khán giả nhưng chuyện ấy xưa rồi. Âm thanh ở nhiều phòng trà hiện nay rất tệ. Ca sĩ không phải hát mà gào. Chính sự dễ dãi trong kinh doanh, không chú trọng đầu tư vì cho rằng thời buổi vắng khách càng đầu tư sẽ càng lỗ nặng đã khiến chất lượng âm thanh phòng trà ngày càng tệ. Chính điều này khiến cho khán giả hiện nay có suy nghĩ “thà ở nhà nghe hát qua đĩa còn hơn đến phòng trà mà không hài lòng”.

“Khi chương trình truyền hình thực tế nở rộ trên sóng truyền hình đầy sức hấp dẫn, khán giả ngồi ở nhà xem ti vi không hết thì lấy đâu thời gian đến phòng trà” - ca sĩ Lam Trường phân tích thêm.

Chính sự nở rộ của những chương trình truyền hình thực tế đã kéo cả nhạc công ở các phòng trà đến sân khấu truyền hình. Chương trình toàn hát live nên nhu cầu về nhạc công giỏi cứ thế tăng lên. “Nhạc công vì thế vô cùng bận rộn, đến mức họ không còn thời gian để tập cùng ca sĩ diễn tại phòng trà. Nhiều khi ca sĩ và ban nhạc gặp mặt nhau bàn bạc qua loa trước khi lên sân khấu chứ không còn tập dượt chương trình hết ngày này sang ngày khác như trước đây nữa. Nhiều ca sĩ kỹ tính cũng ráng sắp xếp để được ráp với ban nhạc 1-2 lần trước khi trình diễn nhưng chẳng đủ để bảo đảm mang đến cho khán giả một đêm nhạc thực sự chất lượng?” - ca sĩ Đức Tuấn lo ngại.

Khi khán giả, đặc biệt là khán giả phòng trà, không chấp nhận nghe hát bằng nhạc đệm từ đĩa MD (mini disc) thì việc ca sĩ và ban nhạc không tập luyện trước càng làm lộ ra điểm yếu kém của những chương trình ca nhạc ở các phòng trà. Vì thế, khán giả quay lưng là điều dễ hiểu. .

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo