xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống ảo, tác hại thật

Bài và ảnh: Hồng Đào

Facebook chỉ là một kênh tương tác, giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng tốt hoặc xấu là do bản thân người dùng

Hiện tượng sống ảo trong giới trẻ ngày nay đã dần trở nên phổ biến và đang trở thành một trào lưu. Thường ngày, ở công viên hay quán cà phê, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh từng nhóm bạn trẻ, mỗi người với một chiếc điện thoại thông minh trên tay đắm chìm trong các trang mạng xã hội thay vì trò chuyện cùng nhau. Cũng phần vì lý do này, “Hiện tượng sống ảo trong giới trẻ ngày nay” đã trở thành chủ đề của buổi tọa đàm được Nhà Văn hóa Phụ nữ TP HCM tổ chức mới đây.

Mong muốn vô hạn, năng lực có hạn

Mở đầu buổi tọa đàm, ThS Tô Nhi A, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương TP HCM, đặt câu hỏi cho các bạn trẻ tham dự chương trình: “Thế nào là sống ảo?”. Lập tức, nhiều cánh tay giơ lên cho rằng sống ảo là đi ăn cũng chụp ảnh, bị bệnh cũng đăng, cách 1 giờ cập nhật status (trạng thái) một lần... Theo ThS Đào Lê Hòa An, Giám đốc chiến lược Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt, ảo là những gì không có thật, qua nghiên cứu cho thấy 80% các bạn sinh viên tham gia những chương trình tình nguyện lại không hoặc ít khi đăng ảnh hoạt động; trong khi đó, các bạn không tham gia hoặc ít khi tham gia lại thích đăng ảnh mặc áo Đoàn Thanh niên. Đây là một quy luật bù trừ, khao khát những gì mình đang thiếu hụt.

Theo các chuyên gia, người trưởng thành trên 30 tuổi ít sống ảo hơn các em học sinh cấp THCS. Ở lứa tuổi này, các em chưa hoàn thiện về mặt nhân cách, dễ bị nhập nhèm, đánh tráo các khái niệm. Các em lại rất tin tưởng vào bạn bè; vì thế, sự quan tâm, giáo dục của gia đình là vô cùng quan trọng. “Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu con và quan trọng là phải hiểu các ngôn ngữ teen để cho các em thấy được cha mẹ thật sự là bạn bè. Thí dụ như khi con nói: “Ba đang thả thính mẹ nè” thì mẹ phải đáp ngay: “Con không được nói cho 500 anh em biết” - ThS Nhi A tư vấn.

Các bạn trẻ trao đổi với chuyên gia tại tọa đàm “Hiện tượng sống ảo trong giới trẻ ngày nay”
Các bạn trẻ trao đổi với chuyên gia tại tọa đàm “Hiện tượng sống ảo trong giới trẻ ngày nay”

Các chuyên gia đã đề cập một số cá nhân nổi tiếng gần đây bằng mạng xã hội, như: Công chúa thủy tề, Bà Tưng... Họ chọn sự thể hiện “khác lạ” trên trang cá nhân vì mong muốn được nhiều người biết đến, tăng lượng follow (người theo dõi). Và như thế họ đạt được mục đích về sự nổi tiếng, các doanh nghiệp tìm đến quảng cáo, thậm chí tìm được cả bạn tình. “Nổi tiếng là một nhu cầu bình thường nhưng cái sai của họ là năng lực không có nên phải dùng các chiêu trò phản cảm” - ThS Nhi A nhận xét.

Nghĩ chưa sâu, nhìn chưa xa

Khi các chuyên gia đặt câu hỏi: “Bạn sử dụng Facebook để làm gì?”, các bạn trẻ dự tọa đàm cho biết đa số dùng Facebook để đăng hình ảnh vui chơi, ăn uống cùng bạn bè, sinh hoạt các CLB, hình ảnh “tự sướng” theo kiểu “mình thích thì mình đăng thôi”... Và những hình ảnh vô tư ấy đôi khi đem lại cho người dùng nhiều rắc rối. Có bạn sinh viên đăng hình ảnh cặp chân trần cùng bạn gái hay ảnh 2 bạn nam nữ đứng trước khách sạn làm ông nội ở quê phải tức tốc gọi điện thoại tra hỏi. Khi đó thì thông tin, hình ảnh trên Facebook không còn là của bản thân mình.

Bùi Phan Kim Tuyền, sinh viên năm nhất Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, phản ánh nhiều bạn để hình avatar (ảnh đại diện) rất đẹp nhưng thực tế không như vậy. ThS Hòa An cho biết đẹp là một mong muốn chính đáng nhưng các bạn trẻ hãy để hình ảnh sao cho mọi người còn nhận ra mình ở đời thật, tránh trường hợp như ở Trung Quốc có anh chàng nhảy lầu tự tử vì thất vọng về nhan sắc của người yêu sau một năm hẹn hò qua mạng.

Trên trang Facebook, nút Like - ngoài sự ưa thích, theo nhiều bạn trẻ tham gia tọa đàm, Like còn thể hiện sự tương tác với bạn bè, cho biết tôi đã đọc hoặc đã xem; thể hiện thái độ với ảnh hay trạng thái đó (các nút buồn, vui, giận dữ...); có bạn cho biết Like để “dằn mặt” các câu “đá xéo” mình.

“Hiện nay, các bạn trẻ quan tâm nhiều đến bề nổi, chưa thật sự quan tâm đến chiều sâu. Vì thế, có hiện tượng “Việt Nam nói là làm” và có bạn đã nhảy cầu, đốt trường khi đủ Like. Khi đăng một bức ảnh hay một status lên Facebook, lúc đó, các bạn không còn quản lý được khi lượt Like tăng lên và xảy ra hiện tượng “Like cho chết”. Mọi việc không còn diễn ra theo ý chí bản thân mà là ý của đám đông, của những người mà các bạn không quen biết. Lúc này, từ cái ảo dẫn đến cái thật. Thật là các bạn thiệt hại về sức khỏe, vi phạm pháp luật” - ThS Hòa An nêu vấn đề.

Sử dụng Facebook thông minh

ThS Tô Nhi A cho rằng Facebook không xấu, quan trọng là người sử dụng nó như thế nào. Muốn làm được điều đó, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi: Bạn sử dụng Facebook để làm gì? Bạn thể hiện cái gì trên đó? Bạn có hiểu hết các tính năng của nó chưa? Bạn có biết cách xử lý các khủng hoảng trên Facebook? Khi trả lời được 4 câu hỏi này, bạn sẽ là người sử dụng Facebook thông minh. Facebook bớt ảo khi bạn tô đậm những gì có trong đời thường, làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo