xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống gián tiếp

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Con người và những mối quan hệ trong thực tại ảo được chăm chút hơn đồng nghĩa với việc ngày càng thiếu vắng những tương quan trực tiếp trong đời sống xã hội

Ngày nay, chúng ta không còn xa lạ với cảnh một nhóm người ngồi với nhau trong quán nước nhưng mỗi người chú tâm vào một màn hình smartphone hay máy tính bảng trên tay. Không có giao tiếp. Hoặc, câu chuyện mà họ nói với nhau có chủ đề từ những gì đang xảy ra trên màn hình.

Năm 2009, tôi có dịp tham dự một lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Lễ hội diễn ra tại khoảng sân lớn của một buôn làng khá nổi tiếng ở TP Buôn Ma Thuột. Điều lạ là, lễ hội trôi qua trong một không gian chung trật tự đến mức kém tự nhiên. Hỏi, tôi mới được cán bộ văn hóa tiết lộ, do buổi biểu diễn cồng chiêng có truyền hình trực tiếp, sợ bà con đến tham gia đông đúc, ngẫu hứng, gây mất kiểm soát nên địa phương có vận động đa số bà con trong buôn làng ở nhà theo dõi sự kiện văn hóa làng mình qua truyền hình.

img

Tôi đi vào gõ cửa những ngôi nhà sàn để tìm hiểu thực hư, thì thấy đúng vậy thật. Trừ những chủ hộ có vị trí được chỉ định tham dự, đa số bà con ở nhà ngồi xúm xít trước màn ảnh nhỏ xem mọi thứ đang diễn ra trong sân buôn làng mình.

Những người dân buôn làng đang sống với văn hóa của mình một cách gián tiếp qua một chương trình “truyền hình trực tiếp”. Hay nói cách khác, họ, vì tuân theo sự sắp xếp của cán bộ, đã từ vai trò chủ thể đã trở thành khách thể của lễ hội văn hóa nói trên.

Một cách tự nguyện, hình như cuộc sống của con người trong xã hội công nghệ truyền thông ngày nay cũng đang tương tự như thế. Hãy xem, chúng ta say sưa ngắm mình trên màn hình điện thoại di động, chụp ảnh selfie (tự sướng) mọi nơi mọi lúc, chủ đề lớn trong các cuộc gặp chúng ta nói với nhau là những gì diễn ra trên mạng xã hội thay vì bắt nguồn từ chính đời sống mà mỗi người đang trực tiếp tham gia. Chúng ta bàn luận, phê phán mọi thứ với huyễn tưởng của kẻ ngoài cuộc, vô can với thực tại. Chúng ta tiếp nhận hiện thực đời sống của mình thông qua những nguồn tin đến từ kẻ khác chứ không từ chính bản thân trong tư cách chủ thể, trung tâm của đời sống... Tức là, thay vì đứng trong đời để giải quyết vấn đề của đời thì chúng ta đứng trên mạng để nhìn về đời. Trọng tâm của thực tại mà chúng ta, những người sống trong kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện đang sống không đặt vào trong thế giới này, không ở đây mà trong một thực tại ảo.

Lâu dần, việc xác lập sự hiện hữu cá nhân trước thế giới cũng được đặt vào đó, trong thế giới ảo, chứ không còn bám rễ vào thế giới (bị coi) “truyền thống” nữa. Phô bày bản thân, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, bảo vệ quan điểm, sĩ diện cá nhân, đánh bóng hình ảnh... mọi thứ diễn ra trên “lãnh địa” của thực tại ảo. Con người và những mối quan hệ trong thực tại ảo được chăm chút hơn đồng nghĩa với việc ngày càng thiếu vắng những tương quan trực tiếp trong đời sống xã hội.

Đẩy tới lập luận trên, tác giả bài viết này không có ý phê phán hay dạy bảo, cũng không dại gì biến mình thành kẻ thù địch với sự tiến bộ của công nghệ hay chống lại internet. Mà hiểu rằng đó là một xu thế sống mang tính thời đại với vô vàn tiện ích không thể chối bỏ. Nhưng, điều mà người viết bài này theo đuổi đó là, trong bất kỳ thực tại nào, con người cũng có quyền tự vấn về ý nghĩa hay nói cách khác, là đặt ra những câu hỏi siêu hình để xem, rốt cuộc thì mọi thứ đang diễn ra là để làm gì, có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của mình, chúng sẽ đưa con người đi đến đâu trong đời sống này?

Một người sống trong làng đang theo dõi sự kiện lễ hội của làng mình qua chương trình truyền hình trực tiếp, hình ảnh đó biểu trưng đầy đủ nhất cho đời sống con người trong thế giới ngập tràn tiện ích công nghệ thông tin. Vợ chồng ngủ chung giường nhưng đang theo dõi suy nghĩ của nhau qua trang Facebook cá nhân; cha mẹ trở thành những “gián điệp bất đắc dĩ” để khám phá thế giới phức tạp thể hiện trên mạng xã hội, những thông tin mà chúng ta tiếp nhận, hiểu biết về một con người, một sự kiện nào đó cũng thông qua truyền thông là chính, cho dù ta chính là kẻ liên đới với chính con người, sự kiện đó. Và đến lúc, thay vì lắng nghe và thấu hiểu tâm hồn mình một cách trực tiếp nhất thì con người của mạng xã hội sẽ chọn cách chiêm ngắm chân dung bản thân mình được dựng nên thông qua vô số nhận định của những kẻ khác, trong khi “những kẻ khác” đó cũng đang đánh mất khả năng sống trực tiếp với bản thân. Tác giả Kunda Dixit, trong cuốn sách Dateline earth: Journalism as if the planet mattered (bản tiếng Việt có tựa: Đưa tin như thể hành tinh này quan trọng, của IPS Asia - Pacific và NXB ĐHQG TP HCM, 2014) viết: “Sự tiện lợi và tốc độ truyền thông thật đáng kinh ngạc: bạn có mọi thông tin trên thế giới ngay dưới đầu ngón tay. Nhưng có thật chúng ta đang giao tiếp?”.

“Có thật chúng ta đang giao tiếp?” - đó là nghi vấn cấp thiết đặt ra về mối tương quan giữa con người với nhau, tương quan giữa con người với thực tại trong một xã hội công nghệ.

Câu trả lời có thể là: Chúng ta đang giao tiếp rất nhiều với nhau. Nhưng đồng thời, cũng không thực sự giao tiếp gì cả! 

Thông thuộc mà thiếu vắng

Cái việc mỗi ngày tôi ngốn một lượng thông tin khổng lồ, từ các biển quảng cáo, radio trên xe buýt, lướt mạng, Facebooking, đọc báo... đủ để đem lại ảo giác rằng tất tần tật mọi thứ đang xảy ra trên thế giới đều trở nên thông thuộc với tôi. Nhưng dường như trong sự biết của tôi vẫn thiếu vắng một nền tảng nào đó?

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo