xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thầy “chuốt”, trò thi

Bài và ảnh: THANH HIỆP

Vẫn chưa thể đặt nhiều kỳ vọng vào việc tìm ra một thế hệ vàng mới tại cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu lần 2-2013

Vẫn còn sớm để đưa ra nhận định chung về cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu lần 2- 2013 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức nhưng việc tìm gương mặt vàng xứng đáng để trao giải vẫn còn là một thách thức.

img

Nghệ sĩ Thanh Phong, Lê Hồng Thắm, Phương Trần trong vở Gió hoàng cung của đạo diễn Phan Ngọc Thức

Can thiệp sâu

Sự quan tâm lớn nhất của khán giả quanh các tác phẩm đang tranh tài tại cuộc thi là “dấu ấn” của những “bà đỡ, thầy chuốt” đứng đằng sau vở diễn dự thi. Đạo diễn Chánh Trực, người rút tên ra khỏi danh sách tham gia cuộc thi với vở Điều ước thiêng liêng (đơn vị Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM), nói: “Quan điểm đạo diễn đã có tên ngại đi thi khi rớt sẽ ảnh hưởng đến uy tín là sai. Tôi rút khỏi cuộc thi bởi nhìn thấy phía sau một số vở diễn là bàn tay chăm sóc quá kỹ của những thầy, cô nâng đỡ học trò. Đúng với tên gọi cuộc thi, thí sinh phải tự thể hiện những thể nghiệm của mình. Việc chỉnh sửa, chuốt bài cho vở diễn đúng tầm, đúng chuẩn sẽ làm cuộc chơi không sòng phẳng”.
Sự tham gia của đạo diễn chuyên nghiệp vào các tác phẩm dự thi (một cách để nâng đỡ cho học trò hay thành viên đang hoạt động ở sân khấu do họ quản lý, chỉ đạo nghệ thuật) khiến  cuộc thi trở thành sân chơi của chính thầy cô. Xem vở Duyên lạ hồn hoang của đạo diễn Đặng Thanh Nga, Gió hoàng cung của đạo diễn Phan Ngọc Thức, Nghĩa vụ thiêng liêng của đạo diễn Trần Thư Nhàn, người xem dễ dàng bắt gặp dấu ấn quen thuộc đã từng tạo nên tên tuổi của các bậc thầy đạo diễn chuyên nghiệp qua cách xử lý tình tiết của vở.
Tương tự, không khó để nhận ra “sắc màu Hồng Vân” trong 5 vở diễn: Trăng máu, Thứ sáu ngày 13, Số đào hoa, 3-5-7, Cúc cu – cúc cù, tác phẩm của 5 đạo diễn đang làm nghề tại Sân khấu Kịch Phú Nhuận (nơi NSND Hồng Vân đang làm giám đốc nghệ thuật). Ở vở Trái tim trong trắng của đạo diễn Quốc Kiệt (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), không khó để nhận ra “cá tính dàn dựng” của NSƯT đạo diễn Hoa Hạ khi chị tham gia với danh nghĩa là tác giả chuyển thể.

NSƯT - đạo diễn Ca Lê Hồng nói: “Điều khiến tôi băn khoăn là thủ pháp dàn dựng của đạo diễn trẻ phải được tôn trọng. Bản thân tôi được các em mời đến xem khi vở phúc khảo và xin ý kiến đóng góp. Tôi xác định chỉ nên trao đổi với các em về kinh nghiệm vận dụng thủ pháp, chứ không nên trực tiếp lên sàn chỉnh sửa. Vì như thế thì thầy đi thi chứ đâu phải trò dự thi”.

Đạo diễn -  NSƯT Trần Minh Ngọc, cho biết: “Theo tôi, cuộc thi sẽ mang một ý nghĩa lớn hơn khi cứ để các bạn trẻ thể hiện mình. Giới chuyên môn và ban giám khảo sẽ đặt ra những đề dẫn mang tính hoạch định thủ pháp của từng vở, sau cuộc thi sẽ có sự trao đổi để khẳng định xu hướng tích cực mà đạo diễn trẻ cần khai thác hoặc những hạn chế cần tránh. Còn đi tìm vở vàng để trao mà phía sau vở diễn đó lại là sự can thiệp quá mạnh của thầy cô, của đạo diễn chuyên nghiệp thì không còn ý nghĩa”.

Phải tách bạch hai xu hướng

Xem vở vẫn thấy đạo diễn trẻ cứ loay hoay với những thủ pháp dàn dựng của thập niên 80 - 90 thế kỷ trước, chưa có sự đột phá nào khiến người xem thích thú. Đa số đạo diễn tham gia cuộc thi lần này là những tên tuổi chưa từng được công chúng biết đến, như: Thư Nhàn, Thúy Nga, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Minh Bảo Quốc, Phạm Ngọc Thức, Cao Thanh Danh... hoặc có chút tiếng tăm ở vai trò diễn viên như: Trịnh Kim Chi, Xuân Trang, Hòa Hiệp, Diệp Tiên, Lê Quốc Nam, Phi Long... nay muốn khẳng định mình qua tài đạo diễn.
Thế nhưng giới chuyên môn vẫn hoài nghi, cuộc thi năm nay sẽ không thể tìm ra một đội ngũ đạo diễn trẻ có thực lực như cuộc thi lần thứ nhất năm 2007, với: Hoàng Quỳnh Mai, Lý Khắc Lynh, Đức Thịnh, Thái Hòa, Chánh Trực... khi thủ pháp dàn dựng của họ đã tạo tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực đạo diễn sân khấu trước nhu cầu đổi mới với công nghệ dàn dựng tiên tiến như hiện nay.

Đạo diễn Hạnh Thúy, người dàn dựng vở Thu khùng của Sân khấu Kịch Phú Nhuận, đã rút khỏi danh sách cuộc thi năm nay, nói: “Tôi được NSND Hồng Vân khuyến khích dự thi nhưng nhìn lại vở diễn của mình, tôi thấy chưa có sự chuẩn bị tốt. Về mặt dàn dựng của vở diễn này, tôi cho rằng vở Thu khùng đã chú ý đến khán giả để đạt doanh thu, còn về thủ pháp thì chưa có xử lý nào tôi hài lòng nên tôi xin rút”.

Tâm trạng chung của người làm nghề và khán giả quan tâm đến đời sống sân khấu hiện nay chính là xác định cho đúng thủ pháp dàn dựng của một vở diễn. Để thực sự có một luồng gió mới cho sân khấu hiện nay, sự tách bạch của hai xu hướng doanh thu và thử nghiệm trong thủ pháp dàn dựng cần được tách bạch. Điều đó cũng thể hiện tư duy làm nghề nghiêm túc của đạo diễn.

Không công bằng nếu đánh đồng

Theo tác giả Lê Duy Hạnh (Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM): “Vở bán vé thì hướng đến công chúng có thị hiếu theo gu thưởng thức của từng sân khấu, còn vở dự thi mang yếu tố tìm tòi thể nghiệm mới phải mang yếu tố đột phá từ hình thức, thủ pháp, âm nhạc, cảnh trí, diễn xuất và cả công tác biên kịch. Nếu đánh đồng chung trong một sân chơi sẽ không công bằng giữa một bên đã có khán giả mua vé vào xem, một bên chỉ thỏa mãn sức trẻ sáng tạo, mà thể nghiệm thì chưa chắc tìm được ngay sự đồng thuận của giới chuyên môn và người xem”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo