xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trương Minh Quốc Thái: Tôi tập làm Bảy Viễn

Cát Vũ THỰC HIỆN

Theo kế hoạch vào hạ tuần tháng 11-2002, bộ phim dự định dài 60 tập Người Bình Xuyên (TFS) sau gần ba năm chuẩn bị sẽ được bấm máy. Vài nét về sự nghiệp: Giải nhất cuộc thi diễn viên triển vọng điện ảnh TPHCM 1997. Tham gia các phim: Sóng gió đời người, Viên ngọc Côn Sơn, Bóng biển, Đồng tiền xương máu, Người đàn bà yếu đuối. Kịch: Bản chúc thư, Tượng đá thủy chung, Cô giáo Hạnh, Ngõ tình...

Nói đến Bình Xuyên, người ta thường nghĩ đến Bảy Viễn, tướng cướp lừng danh một thời, đã từng theo Việt Minh, song cuối cùng bám gót theo Tây. Nhưng Bảy Viễn lại từng là người bạn thân thiết của Mười Trí (tức Huỳnh Văn Trí) một chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành với Tổ quốc cho đến cuối đời. Vì sao hai người bạn thân lại rẽ theo hai ngả đối nghịch? Đó là điều mà bộ phim Người Bình Xuyên sắp tới sẽ phải “giải mã”. Ai đóng Bảy Viễn là một trong những điều mà dư luận đang quan tâm. Thật bất ngờ, người đó lại là Trương Minh Quốc Thái, diễn viên được biết đến nhiều qua vai Phát, người chồng “yếu đuối” trong bộ phim Người đàn bà yếu đuối...

img Phóng viên: Hình như anh đang bắt đầu học võ?

- Trương Minh Quốc Thái: Tôi đã bắt đầu học Vovinam cách đây sáu tháng, từ khi được mời ký hợp đồng đóng vai Bảy Viễn. Đây là một nhân vật “khét tiếng” mà khi nghe đến Người Bình Xuyên ai cũng quan tâm nên tôi có cảm giác lại một áp lực rất lớn khi được giao vai này. Tôi đã tìm đọc nhiều sách báo, xem một số phim tư liệu về Bảy Viễn, về TPHCM những năm 30 của thế kỷ trước và tìm gặp những người gần gũi với ông như nghệ sĩ Ba Xây (vốn là thông dịch viên tiếng Hoa cho Bảy Viễn) và  một nữ nghệ sĩ  khác vốn là con nuôi. Theo như lời tả của tác giả Nguyên Hùng trong Người Bình Xuyên thì Bảy Viễn là “một tướng cướp  hào hoa nặng mùi kiếm hiệp, rất giỏi võ, đã từng xưng anh chị, làm trùm ở trường đua ngựa, trường đá gà, các sòng bài... Vì vậy, tôi phải cấp tốc đi tìm võ sư Quốc Thịnh để thọ giáo, tập xòe bài, học cách chăm sóc gà. Và bởi vì “hắn ăn mặc đúng thời trang, lái xe tới những tiệm vàng ở các chợ quận, mua cả cụm vàng rồi để lại một băng đạn trước khi lên xe vọt mất” (Người Bình Xuyên) nên tôi được bộ phận phục trang chăm lo khá kỹ, vừa chuẩn bị bộ xá xẩu (người Hoa), bộ ka ki bốn túi và những bộ veston đúng mốt những năm 30. Nhà thiết kế thời trang Thế Bảo, người đã thiết kế phục trang cho bộ phim Ngọn nến hoàng cung đã được chọn để thiết kế “đồ lớn” cho Bảy Viễn mặc đi... ăn cướp!

 imgAnh  có tìm thấy điều gì tâm đắc ở nhân vật Bảy Viễn?

- Đây là một nhân vật mà tự thân luôn có sự đấu tranh giữa lương tâm và lòng tham. Làm bạn với Mười Trí, một người theo cách mạng vì lý tưởng giải phóng dân tộc song Bảy Viễn  lại nói: “Tao muốn làm con cá lớn, con cá mập!”. Khi cả hai còn đang loay hoay tìm đường để thể hiện lòng yêu nước thì do tính ích kỷ, lòng tham, Bảy Viễn đã bị Tây cài người vào chia rẽ giữa ông ta và Việt Minh. Mâu thuẫn ngày càng sâu, cuối cùng Bảy Viễn bỏ theo Tây. Tôi xúc động nhất là cảnh Bảy Viễn  và Mười Trí chia tay nhau ở ngã ba sông và cuối phim là cảnh Bảy Viễn về già ở trời Tây, cô đơn, buồn đau khi lật lại những hình ảnh cùng bài thơ cũ mà Mười Trí viết tặng. Hai người bạn,  hai ngả đường...

 imgTừ một Phát hèn yếu trong Người đàn bà yếu đuối đến một Bảy Viễn có “khuôn mặt vuông chữ điền, mày rậm, mặt dữ”... phải chăng anh đang muốn thể hiện một tính cách ngược lại?

 - Không hẳn vậy. Tôi tìm thấy được ở cả hai nhân vật này một điểm chung. Đó là những con người mà cái tốt cái xấu luôn trộn lẫn vào nhau. Phát có lúc như là một người tốt: thương mẹ, yêu vợ con, muốn tự khẳng định mình... rồi lại như một người xấu khi dễ bị người xấu xúi giục muốn ăn thua với vợ, tự tay làm chết mẹ... Tôi thích những nhân vật mà tâm lý luôn biến chuyển. Có lẽ đó mới thực sự là con người.

img Anh đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Kỹ thuật chuyên về điện công nghiệp, nhưng lại bỏ hết để theo nghiệp diễn viên. Điều gì khiến anh “can đảm” như vậy?

- Tôi là con áp út trong gia đình. Thuở các anh chị tôi còn nhỏ, ba mẹ tôi cũng cho theo học ở nhạc viện, kẻ theo ngành piano, người thổi kèn ô boa, nhưng rồi khi các anh chị tôi học xong, sống không nổi, lại về nhà phụ ba tôi làm phòng mạch. Đến lượt tôi, lúc đầu ông cũng “ấn” cho một cây violon nhưng chỉ được ít lâu thì cho nghỉ và bắt phải thi đậu vào các trường chuyên như Trung học Sư phạm, Lê Hồng Phong và tôi chỉ dám theo học lớp diễn xuất điện ảnh (Nhà Văn hóa Điện ảnh Tân Sơn Nhất) khi ba mẹ tôi định cư ở nước ngoài.

 Mặc dù rẽ ngang một bước sang lĩnh vực nghệ  thuật mà chưa kịp chuẩn bị gì nhiều, song tôi đã tìm thấy được sự say mê khi nghề diễn buộc mình luôn khám phá, luôn nuôi khát vọng và không hề có điểm dừng. Như hiện nay, tôi đang tập làm Bảy Viễn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo