xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Uống đi để biết mình chưa quên nguồn!

Bài và ảnh: Lương Duy Cường

Thời còn học ở Huế, tôi có mấy dịp cùng nhà thơ Trương Công Tính về Vĩ Dạ để được chứng kiến anh và Nguyễn Phước Vĩnh Khánh cùng nhau trổ tài thi họa. Nguyễn Phước Vĩnh Khánh là dòng dõi Nguyễn Phước tộc ở Huế, cháu nội đời thứ 7 của vua Gia Long, tốt nghiệp chuyên ngành hội họa ngay tại Huế và được tuyển vào công chức của ngành văn hóa Huế

So với sự chật vật tìm kiếm công ăn việc làm của chúng tôi thì con đường lập thân của Vĩnh Khánh xem thế đã quá ư bằng phẳng. Làm việc trong lĩnh vực bảo tàng của TP Huế, anh thỏa sức tung tẩy thi thố chuyên môn và chí ít cũng đã có hàng chục cuộc triển lãm tranh hoành tráng. Cho nên, tôi thấy làm lạ khi nghe tin anh đang độ sung sức và chín muồi như thế lại bỗng bỏ ngang giữa chừng.

 

Nguyễn Phước Vĩnh Khánh miệt mài với công việc

Nguyễn Phước Vĩnh Khánh miệt mài với công việc

Hóa ra, cực chẳng đã Vĩnh Khánh mới phải tạm chia tay những đam mê để có thời gian dồn hết tâm huyết cho một chương trình khác cũng đầy lãng mạn và rất văn hóa được anh đặt tên là “Dấu xưa tích Nguyễn”. Lý giải về ý tưởng này, Vĩnh Khánh cho biết lúc còn nhỏ đúng là anh không để ý đến những chuyện tổ tông nhưng sau khi ông nội mất, phải kế thừa gìn giữ nơi thờ tự ông nội là Nguyễn Phúc Ưng Tôn (người gọi vua Minh Mạng bằng cố nội), lại là trưởng Ban Thông tin và Đối ngoại của Nguyễn Phước tộc nên có nhiều điều kiện để nghiên cứu, nhất là vào thời gian làm việc trong ngành văn hóa. Những dịp hướng dẫn con cháu Nguyễn Phước tộc từ khắp nơi trên thế giới về Huế thăm lăng tẩm các vua khiến anh đau đáu một điều rằng không có chúa lấy đâu có vua, việc con cháu về thăm lăng tẩm các vua sẽ trọn vẹn hơn nếu được biết để thắp nén nhang lên lăng mộ các chúa. Đây mới là trọn vẹn ý nghĩa của việc vọng về tiên tổ.

Nói thế nhưng mọi chuyện không đơn giản. Dù trước các vua chỉ có 11 đời chúa (trong đó có 2 chúa chưa kịp lên ngôi) nhưng lăng mộ của họ cũng như các phi, hậu... đều chưa được ai nghiên cứu cụ thể, thậm chí đang nằm ở đâu cũng là điều rất mông lung với cả nhiều người trong Nguyễn Phước tộc.

Cái khó nữa là từ khi bỏ việc nhà nước, vợ chồng Vĩnh Khánh lâm vào cảnh túng thiếu, nhiều lúc gánh không nổi chuyện ăn học của con cái. May là chị vợ đảm đang mạnh dạn mở ra một lớp giữ trẻ kiếm thêm thu nhập, còn anh tranh thủ những ngày mưa cặm cụi vẽ tranh bán, thế rồi cũng đắp đổi qua ngày, đủ tiền xăng cho chiếc xe máy cà tàng cùng anh cứ có ngày nắng ráo là rong ruổi khắp rừng núi Thừa Thiên - Huế để tìm kiếm lăng mộ các chúa.

Những chuyến đi biền biệt xuyên rừng vượt núi của anh ban đầu khiến nhiều người mỉa mai. Có đận anh phải làm mấy câu thơ để tự trấn an: “Thôi thì ai nói mặc ai/ Ai đi, ai biết, ai người cảm thông!/ Tổ tiên là tổ tiên chung/ Hãy đi để thấm mình không dối lòng/ Hãy đi để biết cảm thông/ Hãy đi để biết mình không vô tình/Hãy đi đi, để hiểu mình/ Hãy đi đi, để cháu con sau này/ Không hề mất gốc ai ơi/ “Bất vong bản” ấy là lời người xưa/ Nước nguồn ai đã uống chưa/ Uống đi để biết mình chưa quên nguồn”.

Nghe ở đâu có người mách bảo là anh tìm đến nơi cho bằng được dù chỉ là phát hiện về một tấm bia. Đi đến đâu là anh vẽ sơ đồ cẩn thận, chụp hình đem về rồi cặm cụi giải mã những thông tin thu nhặt được. Sau cùng mới đến việc tính toán chi tiết về khả năng trùng tu và những đề xuất với ngành văn hóa. Mỗi lăng mộ như thế, anh mất vài chục lần đến để cuối cùng là có một hồ sơ hoàn chỉnh nhằm khi ngành văn hóa hay con cháu có hảo tâm sẵn lòng trùng tu, phục dựng thì anh trao tay cho họ. Vĩnh Khánh bảo anh làm thế trước là vì trách nhiệm của hậu duệ với tổ tông, sau là vì những gì thuộc về văn hóa Huế.

 

Nguyễn Phướcc Vĩnh Khánh trong một chuyến tìm lăng các Chúa Nguyễn

Nguyễn Phướcc Vĩnh Khánh trong một chuyến tìm lăng các Chúa Nguyễn

 

Nhớ hôm đến được lăng mộ Đức Đệ Tam cung của Gia Long Hoàng đế là bà Lê Thị Ngọc Bình tại vùng lòng hồ thủy lợi Khe Ngang - Đồng Chầm vào năm 2008, thấy lăng chơ vơ trên một chỏm đất đang chuẩn bị được san bằng, anh khóc hu hu như một đứa trẻ no đòn. Nguyên ngôi lăng nằm trọn vẹn trên đỉnh mộ quả đồi nhưng bị kẻ gian đào phá tìm báu vật, sau đó lại bị đào xúc để lấy đất. Câu chuyện được anh thông tin lên trang mạng cá nhân và may mắn cũng đến tai cô Monie Phương (cháu ngoại vua Thành Thái, từ Campuchia về). Cô Phương xin lo toàn bộ kinh phí cho việc di dời lăng này và một số ngôi lăng khác cùng khu vực lên một quả đồi gần đó.

Bây giờ, trước mắt tôi là bộ hồ sơ tổng hợp dày hàng ngàn trang khổ A3 về hiện trạng lăng mộ các chúa và hậu Nhà Nguyễn do chính anh miệt mài khởi lập từ năm 2014. Một diện mạo tổng thể kiến trúc lăng mộ triều Nguyễn đang hoàn thiện dần trong ý tưởng đầy nhân văn của Nguyễn Phước Vĩnh Khánh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo