xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xấu hổ bởi cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN

Hồng Ánh

Đây là cuộc thi mà tỉnh Phú Yên xác định mục đích là quảng bá hình ảnh tỉnh nhà nhưng thực tế diễn ra chỉ làm người dân xấu hổ

Chiều 11-8, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức tổng kết cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017. Dù được xem là cuộc thi mang tầm quốc tế nhưng có nhiều chuyện khó hiểu ở cuộc thi này.

Nhiều "sạn"

Cuộc thi do Công ty Cổ phần Tổ chức sự kiện và Du lịch Gala Việt tổ chức, tỉnh Phú Yên chỉ thành lập ban chỉ đạo địa phương hỗ trợ trong việc vận động tài trợ cho cuộc thi. Vòng chung kết cuộc thi bắt đầu từ ngày 15-6 và đêm chung kết đã diễn ra tối 1-7 với 27 thí sinh của 8 nước trong khu vực tham gia.

Ông Trần Thanh Hưng - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, thành viên Tiểu ban Tuyên truyền cuộc thi - cho hay đây là cuộc thi mang tầm quốc tế nhưng kịch bản thì đến giờ chót mới có là điều khó chấp nhận. "Tôi làm trực tiếp nhiều nhưng chưa có cuộc thi nào như thế. Khâu tổ chức không chặt chẽ và thiếu khoa học" - ông Hưng nhìn nhận. Thậm chí, theo ông Hưng, ngay đến khi sát giờ lên sóng trực tiếp của đêm chung kết cuộc thi, trên tay người dẫn chương trình sân khấu vẫn là một kịch bản chưa được cập nhật với rất nhiều sai sót. "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không phát hiện để thay đổi" - ông Hưng đặt vấn đề.

Đối với việc phiên dịch trong phần thi ứng xử đêm chung kết, ông Hưng gọi đó là "thảm họa của chương trình" khi người phiên dịch dịch thiếu, không hết nghĩa cần chuyển tải của thí sinh, trong khi đây là một phần thi quan trọng.

Xấu hổ bởi cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN - Ảnh 1.

Trình diễn của tốp 5 cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017 trong đêm chung kết Ảnh: Triều Xuân

Ông Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Phú Yên, Phó Ban Chỉ đạo địa phương cuộc thi, thừa nhận cuộc thi còn có những "hạt sạn" mà khâu phiên dịch là "hạt sạn" tương đối lớn. "Dịch rất dở và không hết nghĩa. Ngồi dưới mà tôi đau đầu" - ông Tiến nói.

Ông Phan Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Trưởng Ban Chỉ đạo địa phương cuộc thi - cho rằng cần rút kinh nghiệm về cuộc thi này. Ông thừa nhận việc phiên dịch trong đêm chung kết cuộc thi là "hạt sạn" khó chấp nhận. "Có người bảo với tôi rằng hạt sạn đó làm Phú Yên xấu hổ" - ông Phùng nói.

Ngoài ra, theo ông Tiến, trong khâu tổ chức gần như đã không thể kiểm soát lượng khách vào ở thời điểm bắt đầu đêm chung kết cuộc thi.

Khâu tổ chức "lôm côm"

Cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017 được Bộ VH-TT-DL cấp phép. Thế nhưng đến ngày 27-6, nghĩa là chỉ còn 4 ngày nữa là diễn ra đêm chung kết, Bộ VH-TT-DL vẫn còn ra Công văn số 2715/BVHTTDL-NTBD yêu cầu ban tổ chức cuộc thi bổ sung hồ sơ của 27 thí sinh tham dự vòng chung kết như bản sao giấy chứng nhận danh hiệu, văn bằng chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, sơ yếu lý lịch. Công văn này nêu rõ: "Những thí sinh không đáp ứng thể lệ, thành phần hồ sơ, không tham dự vòng chung kết theo quy định của pháp luật". Trong khi đó, vòng chung kết cuộc thi đã diễn ra từ ngày 15-6.

Mặt khác, trả lời câu hỏi của đại diện Công an tỉnh Phú Yên dự hội nghị tổng kết cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN 2017 về tiêu chuẩn thí sinh, ông Trần Quang Minh - Giám đốc Công ty Cổ phần Tổ chức sự kiện và Du lịch Gala Việt, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi - cho hay có 2 thí sinh không đủ tiêu chuẩn dự thi nhưng vẫn được dự thi chung kết với lý do... hữu nghị.

Đây là cuộc thi mà tỉnh Phú Yên xác định mục đích là quảng bá hình ảnh tỉnh nhà. Thế nhưng, một điều khó hiểu của cuộc thi như nhiều đại biểu nêu ý kiến là lại hạn chế quảng bá trực quan và truyền thông, đến mức một nhà báo đã phải chua chát bảo rằng: "Cuộc thi đã rất thành công khi… hạn chế báo chí!". Trả lời về điều này, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, ông Trần Quang Minh, phân bua là do gấp gáp và muốn có... hình ảnh sạch trên truyền hình. 

Thiếu kiểm soát tài chính

Một điều khó hiểu nữa là về tài chính cuộc thi. Phú Yên lâu nay được nhiều du khách biết đến là xứ sở đẹp, ngon và rẻ. Thế nhưng, ban tổ chức cuộc thi lại luôn than vãn về chi phí tất tần tật các khâu ở đây đều cao, chi phát sinh đến hơn 4 tỉ đồng, nâng tổng chi đến hơn 29 tỉ đồng, trong lúc vận động xã hội hóa theo cam kết chỉ 24 tỉ đồng. Khó hiểu hơn, một cuộc thi chỉ 27 thí sinh tham gia nhưng theo ông Minh, có thời điểm ban tổ chức phải huy động nhân lực lên đến 400 người để tổ chức, phục vụ. Để chứng minh cho việc chi cao, thậm chí ông còn bảo rằng 10 người phải đặt 15 suất mới đủ ăn, trong khi Phú Yên được biết đến là tỉnh "chặt to, kho mặn". Trong khi đó, dù đã qua 40 ngày chung kết cuộc thi, tỉnh Phú Yên nhiều lần nhắc nhưng báo cáo tài chính các khoản thu chi của cuộc thi vẫn không được ban tổ chức đưa ra.

Riêng báo cáo tài chính cuộc thi, ông Phan Đình Phùng yêu cầu Công ty Cổ phần Tổ chức sự kiện và Du lịch Gala Việt phải có báo cáo tài chính cụ thể gửi tỉnh trước ngày 20-8. "Dù là kinh phí nào thì việc kiểm soát vẫn theo nguyên tắc tài chính. Việc kiểm soát tài chính là trách nhiệm chung giữa Phú Yên và ban tổ chức cuộc thi" - ông Phùng yêu cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo