xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm lo nghệ sĩ lão thành

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Chăm lo nghệ sĩ lão thành là việc làm ý nghĩa và thiết thực, nêu cao tinh thần uống nước nhớ nguồn, qua đó gieo vào lòng thế hệ diễn viên trẻ ý thức hoàn thành trọng trách làm chủ ngôi nhà sân khấu hiện nay

Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM đã đề xuất và được UBND TP HCM chấp thuận về mở rộng đối tượng trong việc chăm lo cho các văn nghệ sĩ lão thành không có trong biên chế, không có lương hưu, trong đó có các nghệ sĩ lão thành đang sinh sống tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM. 

Đây là quyết định chăm lo về mặt an sinh cho đến cuối đời đối với tất cả nghệ sĩ lão thành, được giới sân khấu đánh giá là tín hiệu vui, lan tỏa đến các đồng nghiệp là bậc tiền bối đang sinh sống tại mái nhà chung này.

Nguồn động viên tích cực

Khi dịch Covid-19 ập tới, đời sống của các nghệ sĩ lão thành tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP gặp muôn vàn khó khăn. Mọi hoạt động hỗ trợ từ các nhà hảo tâm đã giảm dần khiến Ban Ái hữu nghệ sĩ TP HCM lo lắng. Hội Sân khấu TP HCM cũng đã đề xuất Sở Văn hóa - Thể thao TP tìm cách tháo gỡ.

Trước thực tế đó, NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP, cho biết sở đã đề xuất việc chăm lo đời sống an sinh cho các nghệ sĩ lão thành tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP, mỗi nghệ sĩ được trợ cấp 2,6 triệu đồng/tháng/người nhằm giảm gánh nặng cho Ban Ái hữu nghệ sĩ TP. Ngoài ra, nhà nước sẽ chăm lo cho các nghệ sĩ lão thành đang sinh sống tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP đến cuối đời. 

Việc chăm lo căn cơ cho nghệ sĩ lão thành là việc làm ý nghĩa và thiết thực với mục đích nêu cao tinh thần uống nước nhớ nguồn, qua đó gieo vào lòng thế hệ diễn viên trẻ ý thức hoàn thành trọng trách làm chủ ngôi nhà sân khấu hiện nay.

Chăm lo nghệ sĩ lão thành - Ảnh 1.

NSND Kim Cương và đạo diễn Nguyễn Hồng Dung trong một chương trình trao quà Tết cho nghệ sĩ lão thành ở Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM

"Khi các hoạt động nghệ thuật còn diễn ra, chúng tôi thỉnh thoảng được mời đi diễn, đi đóng phim. Nhưng từ sau đợt dịch thứ 4 thì không thể hoạt động như trước nên thu nhập cá nhân cũng không còn. Các đoàn công tác xã hội không đến thăm như trước nên chủ trương chăm lo lần này là một nguồn động viên tích cực để chúng tôi vui sống tuổi già và dù có bệnh tật đe dọa thì nghệ sĩ về chiều như chúng tôi cũng không sợ đói" - NSƯT Diệu Hiền, đang sống tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP, tâm sự sau khi đón nhận tin vui trên.

Đạo diễn Nguyễn Hồng Dung, Trưởng Ban Ái hữu nghệ sĩ TP, cho biết cách đây không lâu, trong cuộc họp do UBND TP HCM chủ trì, kế hoạch bàn giao Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM đã được thống nhất và sẽ tiến hành trong tháng 12. 

"Đề án của Hội Sân khấu TP HCM đã đề xuất xây dựng thành Trung tâm Dưỡng lão văn nghệ sĩ TP HCM. Tuy nhiên, trong văn bản mới nhất mà hội nhận được, vẫn giữ đúng tên Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM và Sở LĐ-TB-XH TP HCM sẽ bắt đầu đi vào quản lý từ tháng 1-2022" - đạo diễn Nguyễn Hồng Dung cho biết.

Hướng đi bền vững hơn

NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, từng khẳng định việc nhà nước trực tiếp nuôi dưỡng văn nghệ sĩ về chiều có đời sống neo đơn, khó khăn, bệnh tật không chỉ với lĩnh vực sân khấu mà mở rộng cho tất cả 9 hội chuyên ngành trực thuộc Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật TP HCM là việc làm mang tính nhân văn. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của ngôi nhà chung dù mang tên gì vẫn giữ đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động theo di nguyện của NSND Phùng Há.

Thời gian qua, dư luận quan tâm đến các trường hợp nghệ sĩ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác có nguyện vọng được vào sinh sống tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM nhưng vì thiếu phòng mà không thể tự xây dựng khi ngôi nhà tọa lạc trên đất do nhà nước quản lý. Khi nơi này được Sở LĐ-TB-XH TP tiếp quản và không còn hoạt động theo mô hình xã hội hóa như lâu nay, sẽ có thêm nhiều dãy nhà sớm được mở rộng hoặc xây mới.

"Thực tế cho thấy sau đại dịch, nguồn hỗ trợ xã hội hóa dần hạn hẹp, nên việc xem xét, quy hoạch lại để cơ quan chủ quản mới của Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP có đủ chức năng, thẩm quyền trong xây dựng sẽ mở ra một hướng đi bền vững hơn, để nơi đây đủ sức tiếp nhận thêm nhiều văn nghệ sĩ lão thành ở nhiều bộ môn khác. Bằng giải pháp nào cũng phải giữ đúng tôn chỉ, mục đích ban đầu mà má Bảy Phùng Há đã gầy dựng, đó là điều giới sân khấu trân quý" - NSND Kim Cương bày tỏ nguyện vọng.

Trước tín hiệu vui trên, Nhà hát Trần Hữu Trang cũng đề xuất khi sàn diễn sáng đèn, nhà hát sẽ phối hợp với các sân khấu xã hội hóa tổ chức biểu diễn tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP. "Ngoài vật chất đã được nhà nước chăm lo thì con cháu của thế hệ nghệ sĩ đi trước sẽ hăng hái mang những món ăn tinh thần đến phục vụ các cô chú, để nghệ sĩ lão thành đỡ nhớ nghề, qua đó có cơ hội truyền nghề, chỉ dạy những bài học kinh nghiệm quý cho diễn viên trẻ" - ông Phan Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, nói. 

Được khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 1996, Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM hiện còn 13 nghệ sĩ lão thành sinh sống. Hơn 20 năm qua, Sân khấu IDECAF vẫn duy trì việc hỗ trợ gạo, thực phẩm cho khu dưỡng lão mỗi tháng. “Việc chăm lo này xuất phát từ nghĩa cử tôn sư trọng đạo vì thế hệ đi trước luôn truyền ngọn lửa yêu nghề cho thế hệ nghệ sĩ tiếp bước” - đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn, ông bầu của sân khấu xã hội hóa mạnh nhất tại TP HCM, bộc bạch.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo