xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh Tùng "Thời hoa đỏ" đã đi xa...

Thùy Trang

Nhà thơ Thanh Tùng, tác giả bài thơ "Thời hoa đỏ" nổi tiếng, đã ra đi mãi mãi trong sự tiếc thương của gia đình, đồng nghiệp và công chúng mến mộ. Ông mất lúc 21 giờ 50 phút ngày 12-9 tại nhà riêng do bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 82 tuổi.

Thơ Thanh Tùng là những tự sự về cuộc đời, về tình yêu. Trong tất cả các bài thơ của ông đều có sự say đắm, đúng hơn là sự mê đắm và tận hiến hết mình. Nhà thơ Lê Minh Quốc nhìn nhận: "Có lẽ vì cuộc sống riêng của Thanh Tùng không được trọn vẹn nên khi nói về tình yêu cũ, ông luôn cháy bỏng đến nao lòng. Nhưng cái chính, trong sự cháy bỏng ấy còn là sự phóng khoáng, yêu đời dữ dội tựa những cơn sóng, khiến người đọc luôn bị mê đắm trong từng con chữ mà ông đem tặng".

Thanh Tùng Thời hoa đỏ đã đi xa... - Ảnh 1.

Nhà thơ Thanh Tùng. (Ảnh do gia đình cung cấp)

Các tập thơ đã in của ông: "Gió và chân trời", "Khúc hát quê xa", "Cái ngày xưa ấy", "Thuyền đời", "Trường ca phương Nam"... Ít ai biết, những vần thơ của Thanh Tùng được tạo nên từ cuộc sống lao động cực nhọc. Nhà thơ tên thật là Doãn Tùng, sinh năm 1935 ở Nam Định. Khi trưởng thành, ông chuyển đến ở Hải Phòng vì kế sinh nhai. Công việc ông làm là cửu vạn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Những vần thơ rất đỗi xúc cảm ấy được viết nên từ một công nhân bốc vác. Viết thơ và cửu vạn - 2 công việc tưởng chừng chẳng liên quan ấy lại hòa quyện ở ông để tạo nên chất thơ rất riêng của nhà thơ Thanh Tùng.

Khán giả yêu mến thơ Thanh Tùng bởi sự dữ dội chẳng giấu giếm, bằng nỗi lòng như trút hết ruột gan của ông trong đó. Sâu thẳm trong mỗi câu chữ ấy là tình yêu tha thiết và cháy bỏng của tác giả. Đó là lý do thơ của ông thường được phổ nhạc và các ca khúc ấy rất nổi tiếng. Ngoài "Thời hoa đỏ" do nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc rất được công chúng yêu thích, nhiều bài thơ khác của Thanh Tùng khi được phổ nhạc cũng nổi tiếng không kém, như: "Người về", "Hà Nội ngày trở về", "Mùa thu giấu em" do nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc.

Nhiều người trong giới kể rằng Thanh Tùng thường khóc như một đứa trẻ mỗi khi uống say nhưng đó cũng là lúc ông làm thơ "hay thần sầu". "Những lúc như vậy, nếu ai đó chuẩn bị sẵn máy ghi âm thì sẽ ghi được vô số bài thơ tuyệt vời của ông" - nhà thơ Lê Minh Quốc nhớ lại. Tiếc là chẳng ai lưu lại được những tác phẩm "xuất khẩu thành thơ" như thế. Khi không còn chếnh choáng hơi men, người ứng tác cũng quên mà người được thưởng thức cũng chẳng nhớ.

Đồng nghiệp nhắc đến nhà thơ Thanh Tùng với đầy vẻ ngưỡng mộ. Ông đã trải qua một tuổi trẻ khổ cực nhưng về già hưởng phước an nhàn bên con gái. Những năm cuối đời, ông đi chơi cùng bạn bè, đồng nghiệp; làm thơ và thỉnh thoảng cũng có những buổi ra mắt thơ. Con gái ông, chị Lan Hương, luôn song hành cùng niềm đam mê và ý thích của cha...

Lễ viếng nhà thơ Thanh Tùng diễn ra ngày 14-9 tại Nhà Tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3). Lễ truy điệu lúc 12 giờ ngày 16-9, dự kiến an táng tại Nghĩa trang Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo