xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thú vị từ luyến láy trong dân ca

Lê Minh Quốc

Thật thú vị, có những câu ca dao khi đọc bằng mắt, ta thấy bình thường nhưng khi được thăng hoa bằng giai điệu lại khác hẳn. Khác ở đây không chỉ do sự hỗ trợ của âm nhạc mà điều đáng nói là nhờ sự luyến láy khiến người nghe cảm nhận nội dung rõ nét hơn, sinh động hơn. Tài năng của người nhạc sĩ thể hiện ở đây, bởi vì dù là một nội dung nhưng do cảm nhận khác nhau nên dẫn đến sự luyến láy cũng khác nhau. Thí dụ, câu ca dao:

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

Ai đã từng đọc văn bản và còn biết thêm không chỉ có cởi áo mà còn cả cởi nhẫn, cởi nón... dễ dàng nhận ra cách nói này thẳng thừng, "có sao nói vậy người ơi", nói huỵch toẹt, rõ ràng, rành mạch. Nếu quả thật như thế, cô gái này đáng bị đánh đòn lắm, vì dám nói những điều "cấm kỵ" như "cởi áo" mà chẳng hề sượng sùng, ngượng ngùng gì cả, lại nói với cha với mẹ nữa chứ. Nói năng sỗ sàng như thế, thử hỏi đây có phải là cô gái đoan trang dậy thì mới lớn hay đã ít nhiều có kinh nghiệm "tình trường"?

Không, tôi tin bất kỳ ai cũng nghĩ đây là câu nói thật thà, tuy có một chút "láu cá" là đổ lỗi tại "qua cầu gió bay"; tình huống "áo bay", "nón bay" do qua cầu còn có thể chấp nhận, chứ "nhẫn" thì khó có thể đánh rơi. Sự giấu đầu hở đuôi này cho thấy cô gái trong câu dao còn ngây thơ lắm. Do đó, cách thưa chuyện của cô với cha mẹ phải khác, chứ không thể như vừa nêu trên. Chỉ có thể là sự ấp a ấp úng kéo dài nhằm thể hiện rụt rè, e dè, sợ sệt trước khi đổ lỗi cho vì/ tại/ bởi…

Thú vị từ luyến láy trong dân ca - Ảnh 1.

Do hiểu như thế, nên khi hát lên/ ký âm bài dân ca này đã có dị biệt ở chỗ luyến láy tùy theo cảm nhận của người nhạc sĩ. Đến nay, ít nhất có 2 văn bản về bài dân ca "Qua cầu gió bay" nhưng ta lại thấy luyến láy khác nhau. "Yêu nhau cởi áo ới a cho nhau/ Về nhà dối rằng cha dối mẹ ơ ớ ơ này a ối a qua cầu, này a ối a qua cầu, tình tình tình gió bay, tình tình tình gió bay" (Dân ca Việt Nam - NXB Văn hóa - 1978). Với nhạc sĩ Phạm Duy, lại là: "Yêu nhau cởi áo ối à cho nhau/ Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a… Rằng a ối a qua cầu. Rằng a ối a qua cầu. Tình tình tình gió… bay. Tình tình tình gió… bay" (Tuyển tập dân ca Việt Nam và quốc tế - 1966).

Sự luyến láy ơ a ối a, tình tình tình gió bay… ngân vang, kéo dài là thể hiện nội dung của tâm trạng cô gái khiến người nghe cảm tình cho sự nói dối ấp úng ấy. Trong khi đó ở văn bản, đọc bằng mắt, ta không thể nhận ra rõ ràng như nghe qua giọng hát. Âu đây cũng là một trong những thế mạnh của âm nhạc, khi người nhạc sĩ sử dụng thủ pháp luyến láy để biến văn bản thành nhạc điệu giàu cảm xúc giúp người nghe thấu rõ nội dung hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo