xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chọn mặt gửi vàng" khi giới thiệu người tham khảo

Theo vietnamworks.com

Thông thường sau khi xác định được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với sếp cũ của bạn để hỏi về bạn trước khi chính thức mời bạn làm việc. Bạn không biết ai là người đáng tin cậy có thể giúp bạn tạo ấn tượng thật tốt đối với nhà tuyển dụng?

Bạn cũng không biết làm cách nào để thuyết phục sếp làm người tham khảo cho bạn? Không quá khó khăn như bạn nghĩ đâu, chỉ cần chuẩn bị một chút, bạn sẽ mời được người tham khảo phù hợp nói hộ cho năng lực của mình.

1. Chọn mặt gửi vàng

Trước tiên, bạn cần lên một danh sách những người tham khảo phù hợp nhất cho bạn. Dĩ nhiên, nếu được người chức cao trọng vọng làm người tham khảo thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Nhưng hãy thử tưởng tượng xem, khi người phỏng vấn gọi điện cho Tổng Giám Đốc cũ của bạn để hỏi thăm về bạn, ông này trả lời “Phong nào kìa?” Bạn đâu muốn những tình huống như thế xảy ra phải không? Vì thế, tốt nhất là bạn nên nhờ người trưởng phòng, người giám sát trực tiếp, hay những người biết rõ về năng lực của bạn làm người tham khảo. Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhờ giáo sư ở trường đại học của bạn làm người tham khảo.

Hãy thật chuyên nghiệp ngay từ bước đầu tiên này. Nếu tình cờ người tham khảo là người quen trong gia đình, bạn đừng bao giờ thành thật nói điều đó với nhà tuyển dụng nhé.

2. Xin phép người tham khảo

Sau khi đã chọn lựa kỹ càng những người đáng tin cậy, bạn cần xin phép họ trước khi đưa thông tin liên lạc cho người phỏng vấn. Sẽ rất mất lịch sự nếu không xin phép trước. Người tham khảo sẽ thấy bực mình vì không không ông ta bị người phỏng vấn gọi đến hỏi thăm về bạn. Sau khi người tham khảo đồng ý, bạn nên kiểm tra lại thông tin liên lạc xem có chính xác không và khéo léo hỏi xem họ muốn người phỏng vấn liên lạc qua điện thoại hay qua email.

3. Chuẩn bị người tham khảo “dự phòng”

Người phỏng vấn luôn biết rằng người tham khảo sẽ nói những điều tốt đẹp nhất về bạn. Vì thế, trong khi nói chuyện với người tham khảo, họ sẽ vờ như vô tình hỏi rằng “À, nhân tiện, anh/chị còn biết người nào khác hiểu rõ năng lực của Phong nữa không?” Đó là cách để người phỏng vấn tìm hiểu thêm về bạn thông qua người tham khảo khác mà bạn không chuẩn bị trước. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho những tình huống như thế. Ví dụ, khi bạn nhờ sếp làm người tham khảo, bạn có thể khéo léo hỏi sếp thêm “Sếp nghĩ tôi có nên hỏi thêm ý kiến của ai khác làm người tham khảo nữa không?” Nếu sếp bạn đề nghị một người nào đó bạn cho là không phù hợp, bạn nên thay thế ông ta bằng một người khác thích hợp hơn.

4. Chọn thời điểm phù hợp để cung cấp thông tin tham khảo

Nếu bạn thuyết phục được người tham khảo viết cho bạn một “thư giới thiệu”, đừng ngại đưa cho nhà tuyển dụng xem “chứng nhận” này về năng lực làm việc của bạn. Lưu ý, bạn chỉ nên trình bày thư giới thiệu đó khi nhà tuyển dụng yêu cầu. Đừng đính kèm thư này trong hồ sơ hay thư xin việc gửi cho nhà tuyển dụng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo