xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp trẻ khiếm thị lướt net

Bài và ảnh: VĨNH TÙNG

13 năm công tác trong nghề, cảm nhận chung của đồng nghiệp đối với thầy Đức là sự tận tâm với nghề, luôn hết mình vì học sinh

Những bàn tay cố gắng mò mẫm trên bàn phím, những nụ cười mãn nguyện xen lẫn thích thú khi được nghe một đoạn nhạc hay... Những hình ảnh xúc động ấy đã quá quen thuộc trong giờ tin học của thầy Đỗ Minh Hoàng Đức, giáo viên tin học Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.

img
Thầy Đỗ Minh Hoàng Đức và học sinh khiếm thị trong giờ  tin học


Khá vất vả khi phải đi đi, lại lại từng bàn để chỉnh sửa, uốn nắn từng thao tác cho học sinh, song nụ cười luôn nở trên môi người thầy dáng vẻ thư sinh này.


Từ tình yêu thương


Với trẻ khiếm thị, phần lớn kiến thức thu thập được là từ sách chữ nổi nhưng hạn chế lớn nhất của phương tiện này là nội dung đơn điệu, dễ tạo sự nhàm chán. Việc truy cập được internet càng khó khăn hơn, bởi các em không thể tự mình thao tác, đọc và hiểu được những thông tin truyền tải trên web.
 

Cái tâm trong sáng, lòng yêu nghề, luôn hết mình vì học sinh đã giúp thầy Đức vượt mọi trở ngại để đi đến thành công. Những phần mềm do thầy Đức thực hiện không chỉ khẳng định hiệu quả trong công tác giảng dạy trong thực tế mà còn thể hiện tính nhân văn cao cả.

Thầy Nguyễn Thanh Tâm (Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu)

Các trang web thường không có phần hỗ trợ người khiếm thị. Thương học sinh hết năm này sang năm khác chỉ loay hoay với mớ kiến thức ít ỏi, đầu năm 2003, thầy Đức đã viết phần mềm “Đọc trang web tiếng Việt cho người khiếm thị”.


Trong quá trình viết phần mềm, khâu khó nhất vẫn là việc “chuyển” tiếng Anh sang tiếng Việt, bởi ở một số trang web Việt, việc “chèn” tiếng nước ngoài vào nội dung các bài viết khá phổ biến. Để giải quyết bài toán hóc búa này, thầy Đức và các cộng sự đã áp dụng phương pháp giải toán Đệ quy (thuật toán trong ngành công nghệ thông tin), nhờ vậy, khi học sinh lướt  đến đoạn văn trên web có chèn tiếng nước ngoài, phần mềm này sẽ giúp nhận dạng chính xác tiếng nước ngoài.

Ưu điểm khác của phần mềm này là bộ phát âm tổng hợp với sự tích hợp hầu hết các âm tiết tiếng Việt. Chỉ cần học sinh rà đến chữ nào, phần mềm sẽ tự phát ra tiếng. Để hoàn thiện phần mềm này, nhiều đêm thầy Đức phải thức đến 2 giờ sáng.


Mất đúng một năm, phần mềm “Đọc trang web tiếng Việt cho người khiếm thị” được hoàn chỉnh và chính thức trình làng vào cuối năm 2004. Phần mềm này tạo được sự chú ý đặc biệt của các trường khiếm thị trong toàn quốc, bởi tính tiện ích rất cao, giúp học sinh khiếm thị tiếp cận xa lộ thông tin dễ dàng, nâng cao kiến thức.

Ban Giám hiệu Trường Nguyễn Đình Chiểu quyết định đăng ký ngay dịch vụ ADSL để học sinh toàn trường có cơ hội tiếp cận với internet nhiều hơn.

Công trình này đã giúp thầy Đức đoạt giải thưởng Nhà sáng tạo Việt Nam năm 2004. “Phần mềm của thầy giúp em nâng cao kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh. Em cảm nhận được tình thương của thầy dành cho học sinh khi thực hiện phần mềm này”- em Bùi Thị Hạnh, học sinh lớp 8, xúc động nói.


Làm “tai, mắt” cho trẻ


“Mưa rồi mấy bạn ơi, mau vào lớp đi, kẻo ướt hết áo!”. Một lần nghe tiếng bọn trẻ í ới gọi nhau khi nhân viên phục vụ của trường tưới cây khiến thầy Đức chạnh lòng. “Các em không thấy hiện tượng diễn ra trước mắt nên cứ lầm tưởng...

Nhìn cảnh ấy, tôi tự nhủ phải làm điều gì đó để học sinh khám phá thế giới xung quanh một cách trung thực, sống động nhất”. Thầy Đức tâm sự như vậy khi tôi hỏi về ý tưởng viết phần mềm “Vui học mầm non dành cho trẻ khiếm thị lứa tuổi mẫu giáo”.


Viết phần mềm cho trẻ khiếm thị lứa tuổi mẫu giáo không đơn giản vì lứa tuổi này trẻ chưa biết sử dụng máy tính. Nhiều đêm suy nghĩ, thầy Đức đã thiết kế một chiếc hộp bằng bìa cứng để che bớt các phím không cần thiết trên bàn phím. Nhờ chiếc hộp thông minh này, trẻ khiếm thị có thể truy cập internet nhanh hơn. Khó khăn khác là phần thu âm.

Ngoài những âm thanh đơn giản (tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu) có thể tìm kiếm trên mạng, việc thu âm giọng kể (đọc thơ, kể chuyện, tiếng đàn) đều phải làm thủ công, thu trực tiếp sau đó chèn vào phần mềm. Cách làm này mất nhiều thời gian, song thầy Đức và các cộng sự vẫn hoàn thiện với tấm lòng yêu trẻ sâu sắc. Phải mất 14 tháng để cả nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện phần mềm.

Tháng 5-2009, phần mềm này đã tạo bước đột phá thực sự cho các trường tiểu học, bởi sự giản đơn và tính hiệu quả trong công tác giảng dạy. Phần mềm cũng được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi nhờ nó họ có thể cùng vui, cùng học với con.

Chỉ sau 4 tháng phát hành miễn phí trên trang web Ngoisaodanduong.com, đã có 15.000 lượt người download. Và giải nhất cuộc thi “Đồ dùng dạy học toàn quốc” năm 2009 là phần thưởng dành cho người thầy nhiệt huyết với trẻ khiếm thị ấy.


13 năm công tác trong nghề, cảm nhận chung của đồng nghiệp đối với thầy Đức là sự tận tâm với nghề, luôn hết mình vì học sinh. Tự học vi tính và có nhiều chứng chỉ khác nhau, nhiều nơi mời gọi với mức lương khá hấp dẫn nhưng thầy Đức đã từ chối. “Hoàn cảnh cùng khát vọng khám phá của các em học sinh đã níu chân tôi ở lại trường, dù cuộc sống không dư giả gì”- thầy Đức tâm sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo