xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người giữ “hồn” sông núi

Bài và ảnh: VU GIA

Cái tình cái nghĩa của bà con mình không phụ nên nó cũng không phụ mình. Nhờ những hiện vật ấy mà quán cơm của anh trở thành “địa chỉ tham quan” của khách phương xa để gia đình anh có đồng ra đồng vào cho con ăn học.

Cuộc sống gia đình anh nhờ đó mà khá lên


Theo chân đoàn du khách nước ngoài vào thăm Phòng Truyền thống – Tòa Giám mục Kon Tum, nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, như áo quan, thuyền độc mộc, những tượng gỗ tròn lớn, những chiếc nón rộng vành khá lạ mắt... Trong lúc tham quan, tôi nghe hai du khách nói chuyện với nhau rằng các hiện vật ở đây quý thật, cổ thật nhưng muốn hiểu hơn về Tây Nguyên, về đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Kon Tum thì những hiện vật trưng bày ở quán cơm Dăk Bla’s phong phú hơn.


Một địa chỉ cần đến


Một thông tin khá thú vị cho những người lần đầu đặt chân đến Kon Tum như tôi. Người lái xe ôm cho tôi biết chủ quán rất vui tính. Ai vào quán vừa ăn cơm cũng có thể vừa xem các hiện vật trưng bày quanh nhà; gọi ly nước, ly cà phê có thể ngồi cả buổi hoặc cứ vào xem thoải mái... rồi về cũng được.


Quán cơm Dăk Bla’s ở ngay mặt tiền đường Nguyễn Huệ, thị xã Kon Tum cũng không khác gì những quán cơm khác trên suốt chiều dài đất nước, nhưng lại là địa chỉ cần đến đối với khách phương xa đặt chân tới Kon Tum. Lâu nay, khi nói  đến Kon Tum người ta thường nói đến nhà thờ Gỗ tồn tại gần trăm năm, nói đến ngục Kon Tum, Dăk Tô – Tân Cảnh...

img
Anh Hồ Công Văn bên những tượng nhà mồ và tủ đựng những hiện vật "không bán"


Và đánh giá của  du khách nước ngoài tôi nghe lóm được quả không sai. Chung quanh tường của quán cơm được chủ nhà treo đầy hiện vật của các dân tộc anh em đang sinh sống trên đất Kon Tum. Nào là khiên chiến đấu của người Xê Đăng, ghế ngồi bằng nan tre và da thú của người Giẻ Triêng, mặt nạ gỗ dùng trong lễ hội của người Xê Đăng; nào là áo bằng vỏ cây, khay đựng thức ăn dùng trong lễ hội, giỏ cá, nón đi mưa, bù nhìn hình người đan bằng tre của người Ba Na, cồng, chiêng... Các du khách khá thích thú với những hiện vật, thay nhau chụp hình, ghi chép...


Vì cái tình cái nghĩa...


Chờ cho vơi khách, tôi xin gặp mặt chủ nhà. Trong một thoáng, trước mặt tôi, người đàn ông trung niên ăn mặc lịch sự, giới thiệu mình là Hồ Công Văn, chủ quán cơm và là chủ bộ sưu tập đang trưng bày quanh bốn bức tường. Năm nay, Hồ Công Văn tròn 51 tuổi, sinh ra, lớn lên tại mảnh đất này.


Năm 1978, anh tốt nghiệp Trường Sư phạm Kon Tum và nhận nhiệm sở tại Dăk Lây. Bà con ở đây nghèo nhưng hiếu học và rất quý trọng thầy. Cứ mỗi lần thầy về nhà, người cho cái giỏ đựng cá, người cho quả bầu dùng đựng cháo loãng khi đi làm rẫy, người cho cái áo vỏ cây để thầy mặc thêm cho ấm... Nói chung, họ có cái gì cho thầy cái nấy và thầy phải nhận chứ từ chối là... không thể dạy được ai.


Vì cái tình cái nghĩa ấy mà Văn không dám vất thứ gì. Tích thiểu thành đa, lâu ngày anh mới có được bộ sưu tập khá phong phú như ngày nay. Anh nói: “Thời ông cha tôi cũng đã có một ít vì bà con quý mà tặng. Những vật dụng ấy để rời rạc, tính bằng tiền quả chẳng là bao, song cái tình lớn hơn đồng tiền nên ông cha tôi cứ giữ lại. Đến đời tôi cũng thế. Nhưng đời tôi có nhiều hơn vì tôi là thầy giáo xóa mù cho họ, dạy cho con họ biết cái chữ, cái lễ”...


Dăk Bla’s, dòng sông chảy ngược


Tính đến đời anh là đã ba đời sống tại Kon Tum. Ông anh là lớp người đầu tiên đến đất này làm ăn, sinh sống. Năm 1980, anh được chuyển ngành sang bưu điện. Nhưng thời đó cuộc sống quá khó khăn, nhất là khi có vợ có con nên năm 1982, anh nghỉ việc về buôn bán lặt vặt rồi mở quán cơm.


Quán cơm của anh lấy tên Dăk Bla’s là lấy tên dòng sông chảy qua thị xã. Đây là dòng sông chảy ngược – hiện tượng đặc biệt không phải vùng đất nào cũng có. Khi mở quán, thấy hai bên tường trống quá, anh mang những hiện vật của bà con Dăk Lây tặng ngày nào ra treo cho vui mắt. Không ngờ những hiện vật ấy giúp quán cơm của anh ngày một đông khách. Hiện anh sở hữu hàng trăm hiện vật. Có những hiện vật anh cho phiên bản để phục vụ du khách, nhưng có lắm hiện vật chỉ để trong tủ kính và ghi rõ “không bán”. Đã không ít du khách đề nghị được mua tất cả những hiện vật ấy nhưng anh không gật đầu. Theo anh, cái tình cái nghĩa của bà con mình không phụ nên nó cũng không phụ mình.


Nhờ những hiện vật ấy mà quán cơm của anh trở thành “địa chỉ tham quan” của khách phương xa để gia đình anh có đồng ra đồng vào cho con ăn học. Cuộc sống gia đình anh nhờ đó mà khá lên. Đứa con gái lớn của anh đang học thạc sĩ ngành dược bên Pháp; đứa con gái nhỏ chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT. Với anh, tiền của rồi cũng hết; con cái thích học và học được thì anh cho học đến cùng. Anh tin, hai đứa con của anh sẽ không phụ lòng cha mẹ.

DU KHÁCH NGƯỜI HÀ LAN DIANA ATHILL:

Một bảo tàng dân tộc học


Nhìn những hiện vật, nhất là những mặt nạ, những tượng nhà mồ ở đây, tôi hiểu được phần nào nét tài hoa và tâm hồn chân chất cũng như tấm lòng quả cảm của người dân miền núi Việt Nam. Đất nước bạn là đất nước đa văn hóa rất tuyệt vời. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam cũng có phần trong đó. Quán cơm Dăk Bla’s là một dạng bảo tàng dân tộc học tư nhân rất nên gìn giữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo