VnMoney
11/01/2014 09:53

Ngân hàng còn đâu thời thời hoàng kim

Trong khoảng 10 năm gần đây, vào dịp cuối năm, lợi nhuận ngân hàng luôn được chờ đón với những con số “khủng”.

Năm nay, dù vẫn lác đác xuất hiện, nhưng có ý kiến cho rằng, thời lợi nhuận “khủng” của ngân hàng đã hết, do nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn.

Các ngân hàng báo lãi

Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank, chia sẻ kết thúc năm 2013, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã đạt tới 14,7%, cao hơn mục tiêu dự kiến và đây chính là yếu tố để Vietcombank đạt lợi nhuận kỷ lục trong tháng 12 vừa qua. Hệ số sử dụng vốn từ mức 70% đã được nâng lên 80% và cả năm 2013, lợi nhuận ngân hàng này ước đạt trên 5.600 tỉ đồng.

Chủ tịch HĐQT Vietinbank, ông Phạm Huy Hùng cho biết kết thúc năm tài chính 2013, tổng tài sản của Vietinbank tăng 14,4% so với đầu năm và vượt 7,7% kế hoạch. Tổng nguồn vốn tăng 11%, vượt 7,7% kế hoạch. Tổng dư nợ tín dụng đầu tư tăng 14,7%, vượt 5% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.750 tỉ đồng, vượt 3,3% kế hoạch. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng là 0,82%. ROE là 16%, ROA là 1,5%.

“Kết thúc năm tài chính 2013, Ngân hàng đạt 100% kế hoạch lợi nhuận là 320 tỉ đồng, tổng tài sản đạt 114% kế hoạch. Tăng trưởng tín dụng 18%, trong đó, tín dụng đối với doanh nghiệp tăng 20%. Huy động từ khách hàng tăng 23,9%. Lợi nhuận trước thuế hoàn thành 100% kế hoạch (320 tỉ đồng). Nợ xấu được kiểm soát dưới 3%” - ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết về kết quả hoạt động của Ngân hàng.

Đến ngân hàng được đánh giá là nhỏ, vừa tái cơ cấu xong như TPBank cũng vừa công bố, đến 31-12-2013, ngân hàng đạt 362 tỉ đồng lợi nhuận, tăng 15% so với chỉ tiêu mà ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 đề ra. Đặc biệt, vốn huy động dân cư tăng trên 160% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng đạt trên 190% so với năm 2012, nợ xấu giảm xuống dưới 2%. Số lượng khách hàng của TPBank tăng hơn 3 lần.

 

Hết thời lợi nhuận ‘khủng’

Một chuyên gia kinh tế nhận định hệ thống ngân hàng về bản chất là trung gian tài chính, huy động vốn trên thị trường rồi cho các doanh nghiệp và cá nhân vay lại để hưởng một phần lợi nhuận và đặc biệt, lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng. Trong khi đó, nhìn lại nền kinh tế năm 2013 vẫn thấy đầy những khó khăn: sức cầu trong và ngoài nước còn ở mức thấp, hàng tồn kho lớn... khiến nền kinh tế hấp thụ vốn yếu, dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp.

Bên cạnh đó, trong chỉ đạo, điều hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) luôn nhất quán quan điểm tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng. Theo đó, NHNN không đặt ra nhiệm vụ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) phải tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, mà yêu cầu mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Do vậy, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng năng lực tài chính yếu kém, dự án đầu tư không khả thi, hiệu quả, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch... vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng.

Thống đốc NHNN cho biết tính đến ngày 27-12, tăng trưởng tín dụng đã ở mức trên 11%, trong khi trước đó một tuần mới đạt 9,5%, thậm chí tính đến 31-10-2013, dư nợ tín dụng mới chỉ tăng 7,18% so với cuối năm 2012.

“Co kéo mãi dư nợ tín dụng cũng đạt được gần con số 12%, nhưng thực tế doanh nghiệp không vay vốn cũng như không vay được vốn ngân hàng là phần nhiều. Không cho vay được thì ngân hàng lấy đâu ra lợi nhuận? Tôi cho rằng chỉ một vài TCTD có thể có được chút lợi nhuận thực. Đã hết thời lợi nhuận ‘khủng’” - vị chuyên gia kinh tế trên nói.

Chưa thể kỳ vọng đột biến năm 2014

Báo cáo của NHNN đã nêu rõ, chênh lệch thu nhập - chi phí lũy kế 11 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống là gần 30.000 tỉ đồng, tăng gần 3,5% so với cùng kỳ năm 2012, nhưng giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước (bằng gần 65% cùng kỳ năm 2010 và bằng khoảng 55% so với cùng kỳ năm 2011) và 21/122 TCTD có chênh lệch thu - chi âm. Trong số 101 TCTD có chênh lệch thu chi dương thì có đến 58 TCTD có chênh lệch thu chi giảm so với cùng kỳ năm 2012.

“Toàn ngành, các hệ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA và ROE chưa được cải thiện. Cụ thể, ROA đạt gần 0,55%, giảm nhẹ so với mức gần 0,6% của cùng kỳ năm 2012 và ROE đạt hơn 5,5%, giảm so với mức gần 6% của cùng kỳ năm 2012. Hiệu quả kinh doanh giảm ở hầu hết các TCTD do tác động bất lợi của những khó khăn của nền kinh tế và chênh lệch giữa lãi suất đầu ra - đầu vào giảm, chi phí dự phòng gia tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút” - tổng giám đốc một ngân hàng nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐQT một ngân hàng khác cho biết theo NHNN, trong năm 2012 và 11 tháng đầu năm 2013, dù còn nhiều khó khăn, nhưng các TCTD vẫn tích cực trích lập dự phòng rủi ro và đã chủ động xử lý một khối lượng lớn nợ xấu bằng nguồn dự phòng. Tổng số nợ xấu đã được xử lý bằng dự phòng và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 11 tháng đầu năm 2013 là gần 120.000 tỉ đồng, năm 2013 là gần 50.000 tỉ đồng.

“Nhìn vào các con số trích lập dự phòng rủi ro trên thì thấy, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng trong năm 2013 chắc chắn không thể cao”- vị lãnh đạo ngân hàng này nói.

Ông Nguyễn Đình Tùng nhận định: “Nền kinh tế 2014 nói chung và thị trường tài chính - ngân hàng sẽ ổn định hơn nhiều so với giai đoạn vừa qua, nhưng chưa thể có đột biến. Một số ngành, lĩnh vực còn trì trệ và còn phải chờ đón sự phát triển trở lại thêm nhiều năm nữa”.

Theo Nhuệ Mẫn (ĐTCK)
từ khóa :

Viết bình luận

Lãi suất tiết kiệm thấp “chạm sàn”, dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm thấp “chạm sàn”, dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Cơ hội an cư 09:45

Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Thúc đẩy tín dụng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, khách hàng hưởng lãi suất ưu đãi

Thúc đẩy tín dụng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, khách hàng hưởng lãi suất ưu đãi

Ngân hàng 09:43

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại đang tích cực thúc đẩy tín dụng lãi suất thấp, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế.

SAWACO chú trọng triển khai các dự án trọng điểm

SAWACO chú trọng triển khai các dự án trọng điểm

Doanh nghiệp 07:44

SAWACO luôn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm, bảo đảm đấu thầu cạnh tranh, công bằng… cấp nước an toàn, liên tục cho người dân TP HCM

Thay vì ổn định với đồng lương, nhiều người trẻ chọn đầu tư sinh lời

Thay vì ổn định với đồng lương, nhiều người trẻ chọn đầu tư sinh lời

Chứng khoán 11:07

Làn sóng sa thải và khủng hoảng kinh tế đã thay đổi tư duy về tiền bạc của nhiều người trẻ. Nghề tay trái hay nguồn thu nhập phụ trở thành điều không thể thiếu để tạo ra sự an toàn tài chính.

Đại diện Meyer Sound: Nhà hát Hồ Gươm hội tụ đủ yếu tố của một nhà hát tầm cỡ

Đại diện Meyer Sound: Nhà hát Hồ Gươm hội tụ đủ yếu tố của một nhà hát tầm cỡ

Văn hóa – Giải trí 10:45

Giám đốc Dự án - ông John Pellower, đại diện hãng Meyer Sound Laboratories (Mỹ) - nhà cung cấp thiết bị âm thanh cho các sân khấu Broadway và nhà hát trên khắp thế giới đã có những chia sẻ về Nhà hát Hồ Gươm trong chuyến thăm Hà Nội gần đây.

Công đoàn Sawaco tổ chức Hội nghị về công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể

Công đoàn Sawaco tổ chức Hội nghị về công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể

Sản xuất - Kinh doanh 10:44

Nhằm nâng cao chất lượng công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể tại Công đoàn Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), ngày 15-3-2024 Ban Thường vụ Công đoàn Tổng Công ty đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể.

Một bước tiến trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình với thành phần làm sạch gốc thực vật

Một bước tiến trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình với thành phần làm sạch gốc thực vật

Tiêu dùng 10:00

Bước tiến đột phá trong công thức của một sản phẩm tiêu dùng giúp gia đình hiện đại có thêm giải pháp để chăm lo sức khỏe một cách an toàn, thông minh.