xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh chấp quyết liệt 5,7 triệu USD

Bài và ảnh: Ánh Nguyệt

Tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và nhà thầu đã kéo dài hơn một năm rưỡi nhưng vẫn chưa có hồi kết, dù Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo

Ngày 15-3, Công ty Cổ phần BOO nước Thủ Đức (TWD - chủ đầu tư dự án Nhà máy Nước BOO Thủ Đức) lại tiếp tục gởi văn bản đến UBND TPHCM báo cáo về việc hòa giải bất thành giữa đơn vị này và nhà thầu Hyundai Rotem (HR), Hàn Quốc liên quan đến số tiền bảo lãnh hợp đồng 5,7 triệu USD.

TWD đồng thời kiến nghị TP cho TWD được đề nghị Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ (FIDIC) cử một tổ chuyên gia nghiên cứu, nêu ý kiến độc lập về các tranh chấp giữa TWD và HR, sau đó báo cáo kết quả đến Thủ tướng Chính phủ và UBND TP để làm cơ sở xử lý hợp đồng.

img
Khu xử lý và bể chứa nước sạch Nhà máy Nước BOO Thủ Đức có công suất thiết kế 300.000 m³/ngày


Nhà thầu cố tình hiểu sai?


Do tiến độ phát nước của Nhà máy Nước BOO Thủ Đức bị chậm, phải điều chỉnh nhiều lần, tháng 8-2008, chủ đầu tư có văn bản yêu cầu nhà thầu Hàn Quốc phải gia hạn bảo lãnh hợp đồng trước ngày 15-8-2008.

Tuy nhiên nhà thầu không thực hiện nên chủ đầu tư buộc phải thông báo cắt hợp đồng và tịch thu số tiền bảo lãnh hợp đồng 5,7 triệu USD. Không đồng ý, nhà thầu HR “kêu cứu” đến các cơ quan chức năng và Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc để xác minh.
 
Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản giao UBND TPHCM chỉ đạo TWD xem xét lại việc phạt chậm tiến độ và thu hồi tiền bảo lãnh hợp đồng của HR, hoàn tất các công việc tồn tại và thanh quyết toán giá trị khối lượng xây lắp mà HR đã làm xong.

Thế nhưng, các cuộc họp giữa hai bên đều bất thành vì HR một mực đòi lại 5,7 triệu USD. Ông Seong Gon Choi, Giám đốc dự án của HR, cho biết nếu TWD không trả lại tiền thì HR sẽ không bàn bạc thỏa thuận bất cứ điều gì.


Tuy nhiên, văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 8-9-2009 cho thấy Thủ tướng chỉ yêu cầu TWD “xem xét lại” việc thu hồi tiền bảo lãnh hợp đồng chứ không yêu cầu TWD trả số tiền trên cho HR.

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng xác nhận như trên. Điều đó đồng nghĩa với việc sau khi xem xét, nếu TWD tịch thu không đúng thì phải trả lại tiền cho HR, nếu chủ đầu tư đúng thì không cần phải trả. Cho đến nay, chưa có văn bản mang tính pháp lý nào yêu cầu TWD phải trả tiền cho HR một cách vô điều kiện. 

img
Do trễ tiến độ và tranh chấp kéo dài nên dự án Nhà máy BOO Nước Thủ Đức
được khởi công từ tháng 9-2005 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất. Ảnh: T.THẠNH

Chưa có lối ra


Ông Trương Khắc Hoành, Phó Tổng Giám đốc TWD, cho biết không có cơ sở để trả lại 5,7 triệu USD cho HR. Việc TWD cắt hợp đồng với HR hoàn toàn đúng với hợp đồng FIDIC, bởi trong hợp đồng có nêu rõ nhà thầu phải gia hạn bảo lãnh hợp đồng trước 28 ngày hết hạn bảo lãnh hợp đồng (ngày hết hạn là 31-8-2009).

Thế nhưng, sau nhiều lần gửi văn bản nhắc nhở, HR vẫn không phản hồi và đến ngày 27-8-2009, nhà thầu mới cho biết sẵn sàng gia hạn bảo lãnh hợp đồng, cách ngày hết hạn bảo lãnh hợp đồng 4 ngày. Bên cạnh đó, nhà thầu còn có dấu hiệu bỏ công trường vì suốt một năm rưỡi không thi công mặc dù có mặt bằng.


Đầu tháng 3-2010, TWD đã gửi đến HR văn bản đề xuất giải pháp để giải quyết tình trạng tranh chấp theo hướng “có lợi cho cả hai bên”. Cụ thể, TWD sẽ gửi văn bản thông báo đến các nơi liên quan để nói rõ chủ đầu tư không tịch thu tiền bảo lãnh hợp đồng mà chỉ “tạm giữ”, sau khi thanh quyết toán hợp đồng xong sẽ hoàn trả (kèm lãi suất ngân hàng) cho nhà thầu và cấp chứng nhận hoàn thành Nhà máy Nước BOO Thủ Đức để HR tiếp tục dự thầu các công trình khác.

Các đề xuất này cũng đã được TWD nêu ra trong cuộc họp kéo dài từ ngày 10 đến ngày 12-3. Tuy nhiên, HR vẫn khăng khăng... đòi tiền mà không xem xét các giải pháp TWD đưa ra.

Sau đó, đơn vị tư vấn CDM (Mỹ) đề xuất mời FIDIC cho ý kiến độc lập về tranh chấp của hai bên. Trên cơ sở ý kiến của FIDIC, hai bên sẽ điều chỉnh hành xử để giải quyết hợp đồng.

TWD và HR đều đồng tình và đồng chịu kinh phí mời FIDIC. Tuy nhiên đến chiều 12-3, HR lại... đổi ý, không chịu mời FIDIC và tiếp tục yêu cầu TWD trả tiền vô điều kiện.


Hợp đồng giữa TWD và HR là hợp đồng kinh tế, nếu có tranh chấp sẽ mời trọng tài quốc tế xử lý. Phán xét của trọng tài quốc tế được xem là phán xét cuối cùng mang tính pháp lý.

Thế nhưng, khi HR không đồng ý thương lượng, TWD đã đề nghị đem ra trọng tài quốc tế phân xử thì HR im lặng. Ngay cả việc mời FIDIC cũng bị HR từ chối mà chỉ muốn giải quyết hợp đồng kinh tế theo con đường hành chính-dù đã bế tắc hơn một năm nay.

Tăng chi phí, chậm tiến độ


Dự án đầu tư BOO Nhà máy Nước Thủ Đức có công suất 300.000 m3/ngày với tổng vốn đầu tư 1.547 tỉ đồng nhằm cung cấp nước sạch cho các quận 2, 7, 9, Thủ Đức và huyện Nhà Bè. Nhà thầu Hyundai Rotem làm tổng thầu thiết kế, thi công theo hình thức “chìa khóa trao tay”.
 
Dự án được khởi công ngày 30-9-2005 với tiến độ 22 tháng để phát nước, tuy nhiên đã bị chậm trễ nghiêm trọng. Hiện dự án vẫn đang tiếp tục thi công đường ống cấp nước băng qua cầu Rạch Đĩa và cầu Phước Kiểng (huyện Nhà Bè) hướng về KCN Hiệp Phước. Riêng việc phát nước qua quận 7 chưa thực hiện được vì còn phải chờ đấu nối đường ống.


Ngoài ra, theo Công ty Cổ phần BOO nước Thủ Đức, do trước đây nhà thầu thi công chậm, làm ảnh hưởng đến dự án đại lộ Đông Tây nên nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) không cho đào hở đoạn ống băng qua đại lộ Đông Tây mà phải kích cống ngầm, làm tăng rất nhiều chi phí đầu tư cho công trình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo