xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung tâm loại 1, làm ăn loại... kém!

ĐỨC KHÁNH

Vốn Nhà nước đầu tư gần 40 tỉ đồng nhưng chỉ 8 tháng sau ngày đi vào hoạt động, Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Tây Đô (tại TP Cần Thơ) đã ngắc ngoải

Ngày 7-5-1999, Bộ GTVT có quyết định cho phép Trường Kỹ thuật - Nghiệp vụ GTVT khu vực ĐBSCL được chuẩn bị đầu tư công trình trung tâm sát hạch - cấp giấy phép lái xe tập trung cho các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tại TP Cần Thơ, mang tên gọi Trung tâm Sát hạch cấp giấy phép lái xe tập trung Tây Đô. Ngày 16-1-2001, Bộ GTVT ban hành quyết định về việc đầu tư dự án xây dựng trung tâm.


Làm 6 năm không xong


Thế nhưng, trong 6 năm đầu tư, xây dựng từ nguồn kinh phí của Bộ GTVT (từ 2001-2007), công trình vẫn không hoàn thành. Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Long An đã xây dựng trung tâm sát hạch loại 2.

Để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác sát hạch ở TP Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực, ngày 11-7-2007, UBND TP Cần Thơ ra quyết định chuyển giao trung tâm về trực thuộc Sở GTCC (nay là Sở GTVT) để sở quản lý, chỉ đạo trực tiếp.
 
Ông Lê Tấn Học, Giám đốc Sở GTVT, cho biết ngay sau khi có quyết định chuyển giao trung tâm về sở quản lý, do nguồn vốn không có vì Bộ GTVT ngưng cấp nên trung tâm đã vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng.

Ngày 3-3-2008, giám đốc Sở GTVT quyết định bổ sung chức năng đào tạo lái ô tô và được lãnh đạo TP Cần Thơ chấp thuận. Ngày 18-12-2007, Sở GTVT khởi công xây dựng lại trung tâm theo đúng quy định và tiêu chuẩn ngành. Đến ngày 12-2-2009, trung tâm đã xây dựng hoàn thành, được Cục Đường bộ VN cấp phép và chính thức đi vào hoạt động.


Chỉ đạt 30% công suất dự kiến


Phần diện tích đất gần 46 ha của trung tâm tọa lạc bên Quốc lộ 1A, thuộc 2 phường Ba Láng và Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Từ đầu quý I/2009, trung tâm được Cục Đường bộ VN chấp thuận đủ điều kiện hoạt động để tổ chức thi sát hạch cho các loại mô tô, ô tô thuộc hạng B2, C, D, E và FC.

Theo báo cáo quyết toán của đơn vị, tổng chi phí thực hiện dự án xấp xỉ 40 tỉ đồng, đến nay trung tâm đã vay ngân hàng và vay ngoài để trang trải các chi phí gần 36 tỉ đồng (hiện còn nợ các đơn vị thi công và nhà thầu cung cấp hơn 3,1 tỉ đồng).

Mang tiếng là “anh cả” ở ĐBSCL, là trung tâm loại 1 có quy mô lớn nhất miền Nam nhưng hoạt động của trung tâm này chỉ “có tiếng chứ không có miếng”: Nguồn thu trên chỉ đủ để trả nợ lãi suất ngân hàng và chi lương cho CB-CNV. Số liệu thống kê từ ngày 16-2-2009 (đi vào hoạt động) đến ngày 15-10-2009, tổng doanh thu sau 8 tháng chỉ đạt hơn 3 tỉ đồng (thu học phí hơn 1,2 tỉ đồng, thu dịch vụ hơn 1,8 tỉ đồng).


Ông Cao Minh Kính, giám đốc trung tâm, than: “Hằng tháng, trung tâm phải trả lãi ngân hàng 340 triệu đồng. Sau hơn 8 tháng đi vào hoạt động, công suất đào tạo và sát hạch chỉ đạt khoảng 30% so với dự kiến ban đầu”.


Ông Kính cho rằng do Bộ GTVT và Cục Đường bộ VN thay đổi một số quy định về hoạt động đào tạo khiến lượng học viên giảm đi 2/3, làm cho công tác sát hạch giảm theo, ảnh hưởng đến nguồn thu của trung tâm.


Trong khi trung tâm này đang ngắc ngoải thì Sở GTVT, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường lại đề xuất, tham mưu cho UBND TP Cần Thơ về việc... triển khai thêm một trung tâm khác (cấp 2)!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo