xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chồng không có tinh trùng

L. Thoa (Theo Your Health/Asiaone)

Em 32 tuổi, chồng em 36 tuổi. Gần đây, chồng em đi khám bệnh và được chẩn đoán không có tinh trùng...

Hỏi: Em 32 tuổi, chồng em 36 tuổi. Gần đây, chồng em đi khám bệnh và được chẩn đoán không có tinh trùng. Bác sĩ tiết niệu khuyên anh ấy nên bổ sung các dưỡng chất và cho thuốc về uống. Chúng em cưới nhau được 5 năm rồi, sinh hoạt tình dục đều đặn, cố gắng thụ thai 2 năm nay. Em không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Tuy nhiên, đến giờ em vẫn chưa có tin vui, xin bác sĩ khuyên hai vợ chồng nên lựa chọn phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất?

 

img

 

Chuyên gia Your Health/Asia One trả lời: Chồng bạn có thể mắc chứng Azoospermia, khiến tinh dịch người đàn ông không có tinh trùng. Sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp. Tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn dưới sự ảnh hưởng của kích thích tố từ vùng dưới đồi và tuyến yên. Đây là cơ quan trung tâm của não điều khiển nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm việc sản xuất tinh trùng. Sau giai đoạn sản xuất, tinh trùng được vận chuyển thông qua một loạt các ống nhỏ (cụ thể là mào tinh, ống dẫn tinh và ống dẫn xuất tinh) trước khi xuất tinh thông qua niệu đạo dương vật.

Chứng không tinh trùng có thể liên quan đến vấn đề sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn (không có tinh trùng không phải do tắc nghẽn) hoặc do tắc nghẽn trong hệ thống ống vận chuyển tinh trùng ra khỏi tinh hoàn (không tinh trùng do tắc nghẽn).

Điều quan trọng là phải xác định rõ nguyên nhân của việc không có tinh trùng để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn. Không có tinh trùng do tắc nghẽn có 2 loại: thứ nhất, do thiếu hormone từ vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, thứ hai do các tinh hoàn không còn khả năng sản xuất tinh trùng.

Nguyên nhân đầu tiên có thể điều trị từ 6-9 tháng để khôi phục việc sản xuất tinh trùng. Đối với nguyên nhân thứ hai, việc điều trị ngoại khoa giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khôi phục quá trình sản xuất tinh trùng ở mức độ nhất định.

Đôi khi, bác sĩ phải sử dụng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI). ICSI sẽ được thực hiện vào ngày chọc hút trứng. Trong thủ thuật này, một tinh trùng sẽ được tiêm vào mỗi trứng thông qua một đầu kim siêu nhỏ. Đánh giá trứng có thụ tinh hay không sẽ được thực hiện vào ngày hôm sau.

Đối với trường hợp tinh trùng bị tắc nghẽn, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn và lựa chọn cách điều trị phẫu thuật lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn, kết hợp kỹ thuật ICSI. Kỹ thuật này được đánh giá có tỉ lệ thành công khá cao, khoảng 50% mỗi chu kỳ đối với phụ nữ đang độ tuổi sinh nở.

Tuy nhiên, không ít cặp đôi sau khi được can thiệp thuốc men và phẫu thuật, các chuyên gia vẫn không thể lấy được tinh trùng từ người chồng. Trong trường hợp này, các bạn nên cân nhắc việc tham gia chương trình hiến tinh trùng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo