xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để hiểm họa tiếp diễn

Chỉ trong một thời gian ngắn, tại TPHCM đã có 3 người chết vì tai nạn điện trên đường phố lúc trời mưa. Bạn đọc bức xúc đòi hỏi phải xử lý nghiêm

img
Người dân kể lại diễn biến vụ rò rỉ điện làm chết học sinh Trần Trung Huy vào chiều 27-9. Ảnh: T.Tiến


Sao chưa khởi tố?


Tình trạng tử vong do rò rỉ điện ngày càng nhiều và đáng báo động. Làm sao để những tai nạn thương tâm đó chấm dứt? Điểm lại những vụ chết người đã xảy ra, nguyên nhân chính yếu vẫn là sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của ngành điện và chiếu sáng công cộng.


Việc phân cấp quản lý, phân công phân nhiệm thiếu khoa học (hoặc bị vô hiệu hóa trên thực tế) dẫn đến không kiểm tra giám sát được sự an toàn khi vận hành, khi có sự cố thì không phản ứng nhanh chóng và  khoa học để giảm thiểu thiệt hại. Khi hậu quả xảy ra thì không có hành lang pháp lý chuẩn để phân định trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan, dẫn đến tình trạng trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho thiên tai, do khách quan, do bất cẩn của người bị hại... Những người lãnh đạo của những cơ quan này cần phải có cái tâm khi điều hành hoạt động của doanh nghiệp và khi giải quyết sự cố xảy ra, đặc biệt phải thấy được trách nhiệm cá nhân của mình khi để cho sự cố gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Ở một số nước, việc người có trách nhiệm xin từ chức vì một cái nắp cống bị mất gây tai nạn giao thông hoặc xin từ chức vì đoàn tàu đang vận hành bị lật gây chết người do trục trặc kỹ thuật là điều bình thường. Họ từ chức vì ý thức trách nhiệm của bản thân và vì nhận thấy việc mình từ chức để giao lại công việc cho người khác làm tốt hơn là nhằm có lợi cho dân, cho nước. Còn ở nước ta, việc các vị giám đốc, lãnh đạo xin từ chức trong những trường hợp tương tự quả là rất hiếm.


Tại sao các cơ quan chức năng chưa hề khởi tố vụ án, khởi tố bị can nào trong những trường hợp này? Phải chăng là do từ trước đến nay “chưa có tiền lệ” nên cơ quan chức năng lúng túng? Nếu vì lý do chưa đầy đủ chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì việc chưa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can là hợp lý. Nhưng nếu những yếu tố cấu thành tội phạm đã rõ, chứng cứ để làm cơ sở khởi tố vụ án đã đầy đủ mà các cơ quan chức năng vẫn lúng túng chỉ vì “chưa có tiền lệ” thì không thể chấp nhận được. Điều đó thể hiện sự thiếu dũng khí, thiếu cái tâm trước sự đau khổ và mất mát không gì bù đắp được của gia đình nạn nhân.

Luật sư NGÔ ĐÌNH HOÀNG (Đoàn Luật sư  TPHCM)


Hiểm họa luôn rình rập


Lại thêm một học sinh nữa thiệt mạng oan uổng vì rò rỉ điện: Em Trần Trung Huy, học sinh lớp 5, chết ngày 27-9. Trước đó, ngày 31-8, học sinh Cồ Quốc Duy cũng bị điện giật chết khi đang trên đường đi mượn tập của bạn về nhà chép bài. Sáng 13-4, sinh viên Hoàng Thị Thanh Tuyền bị điện giật chết tại quận Tân Phú. Sau cái chết oan uổng của em Duy, không biết ngành điện đã thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố như thế nào mà nay lại để xảy ra thêm sự việc đau lòng này đối với em Huy. Tôi cho rằng để xảy ra liên tiếp nhiều vụ chết người vì rò rỉ điện, ngành điện phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố và nhận trách nhiệm trước cộng đồng, chứ không phải xin lỗi, hỗ trợ cho gia đình người bị nạn, rồi sau đó đâu lại hoàn đấy. Cái mà người dân quan tâm là ngành điện phải thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống điện để kịp thời khắc phục các sự cố đáng tiếc. Nếu ngành điện không làm tốt được việc này thì hiểm họa sẽ luôn rình rập người dân.

Nguyễn Thiên Phúc (TPHCM)


Không thể né tránh trách nhiệm


Sự vô trách nhiệm của ngành điện, các ngành liên quan đã gây ra nỗi đau mất mát quá lớn không có gì bù đắp được cho gia đình những người bị nạn.


Thế nhưng khi đã xác định nguyên nhân gây ra cái chết của Duy và Huy là do rò rỉ điện, ngành điện và các đơn vị có liên quan chỉ đến chia buồn và hỗ trợ tiền cho gia đình nạn nhân. Theo tôi, việc hỗ trợ là không đúng vì theo quy định của pháp luật, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì phải bồi thường. Việc bồi thường trong trường hợp này là chuyện đương nhiên. Nhưng ngành điện và các đơn vị có liên quan thường né chữ “bồi thường” mà thường dùng chữ “hỗ trợ”. Bởi “hỗ trợ” là tùy hỷ, là ban ơn; còn “bồi thường” là trách nhiệm không thể né tránh. 

Phạm Kim Anh (Đồng Nai)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo