xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lũ quét được con người tiếp tay

TS Trần Đức Toàn (Phó Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Bộ NN-PTNT)

Trong vòng 14 năm qua, tại VN đã xảy ra 25 trận lũ quét với tổng thiệt hại chừng 2.000 tỉ đồng, hơn 900 người thiệt mạng

Báo Người Lao Động ra ngày 15-10 có bài “Mỏi mắt tìm ruộng”, phản ánh việc ở xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị bị trận lũ lớn vừa qua mang bùn và cát về làm ngập hết ruộng đồng, có nơi ngập dày cả mét gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc tái tạo sản xuất. Tình trạng lũ quét như ở Ba Lòng rất đáng báo động, bởi vì trong đó có nguyên nhân do sự tiếp tay của chính con người. Đó là nạn khai thác rừng ở đầu nguồn và khai thác cát, đào đãi vàng tràn lan trên những con sông Ba Lòng, Đakrông. Khai thác cát đã làm hạ độ sâu lòng sông, tăng độ dốc sông nhánh làm dòng nước chảy mạnh, đất sạt lở ngày càng nhiều. Nếu con người không ứng xử đúng với thiên nhiên thì không chỉ riêng xã Ba Lòng của tỉnh Quảng Trị mà nhiều địa phương khác cũng sẽ luôn đứng trước nguy cơ lũ quét xuất hiện. Lúc đó, cái giá phải trả cho thiên nhiên, môi trường là rất lớn.

img
Rừng đầu nguồn sông Đakrông (Quảng Trị) bị tàn phá. Ảnh: L.An

 

Lũ quét còn gọi là lũ bùn, bởi trong dòng chảy của lũ mang theo chủ yếu là đất. Khi đất được bão hòa nước, khả năng liên kết của đất kém, kết hợp với lượng mưa lớn gây ra sạt lở đất (lớp đất mặt bị rã mạnh và trôi theo sườn dốc). Lũ quét có sức tàn phá khủng khiếp trong một phạm vi nhất định. Nguyên nhân của lũ quét, có thể khẳng định ngoài tác động chính của thiên nhiên, một yếu tố đóng góp tích cực làm nên sức công phá khủng khiếp là do con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh tế không phù hợp; do tình trạng đốt phá rừng; khai thác gỗ thiếu quy hoạch; khai thác khoáng sản bừa bãi khiến độ che phủ rừng giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở những vùng đất có độ dốc lớn. Lũ quét thường xuất hiện ở những vùng khô hạn do bề mặt đất không được che phủ và những vùng đất khai khoáng không hợp lý. Đặc biệt, tần suất xuất hiện lớn ở thượng nguồn các sông nhánh ngắn và lưu vực có độ dốc lớn.


Theo đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), diện tích che phủ rừng của VN từ 43% (1954), hiện nay chỉ còn vào khoảng 38% (2009), chất lượng toàn diện của  rừng che phủ giảm, chủ yếu là rừng trồng với những giống cây phát triển nhanh như keo, bạch đàn. Theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc tháng 1-2001, tính đến năm 1990, cả nước có 745.000 ha rừng trồng, đến năm 2000 mới đạt 1.471.394 ha. Như vậy, trong vòng 10 năm thực hiện dự án (1990-2000) trung bình mỗi năm chúng ta trồng mới được 72.639,4 ha; chỉ đạt được 30% kế hoạch đặt ra trong khi diện tích rừng bị mất hằng năm vào khoảng 120.000 đến 150.000 ha. Rõ ràng, trong 10 năm qua, trồng rừng chưa thể bù đắp được tỉ lệ phá rừng. Thế mới biết mức độ phá rừng đang diễn ra khốc liệt như thế nào.

 
Theo ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ, trong vòng 14 năm qua, tại VN đã xảy ra 25 trận lũ quét với tổng thiệt hại chừng 2.000 tỉ đồng, hơn 900 người thiệt mạng. Chính vì vậy, không chỉ Chính phủ chủ trương đưa ra biện pháp phòng ngừa, dự báo để hạn chế tối đa thiệt hại do lũ quét mà chính người dân cũng phải hiểu và ý thức được tầm quan trọng của sinh thái môi trường, để rồi tự giác bảo vệ sinh thái rừng, từ đó mới thực sự hạn chế được hiện tượng và tần suất lũ quét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo