xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ám ảnh đóng phí Quốc lộ 1 A

Phạm Hồ

(NLĐO) - Với 21 trạm thu phí trên Quốc lộ 1A sau khi được mở rộng, người dân sẽ càng khổ khi đi trên con đường huyết mạch này. Phí tăng, hàng hóa, cước vận chuyển… sẽ tăng theo.

 Nhiều bạn đọc cảm thấy “choáng” khi nghe thứ trưởng Bộ GT – VT Nguyễn Hồng Trường công bố mở rộng Quốc lộ 1A bằng vốn BOT và đặt 21 trạm thu phí với mức phí cao hơn 3,5 lần để hoàn vốn. Có thể nói trong lĩnh vực giao thông người dân bị tốn tiền nhiếu nhất: phí bảo trì đường bộ,  phí giao thông, phí trong xăng dầu… Oái oăm là chuyện giao thông không thể không đi được nên người dân chẳng còn lựa chọn nào khác là… đóng phí. 
 
Không còn sự lựa chọn

Quốc lộ 1A là xương sống của đất nước, là giao thông huyết mạch của hầu hết các tỉnh, thành. Đặt 21 trạm thu phí thì không thể “lọt con cá nào” muốn làm ăn, buôn bán qua tuyến đường này.
 
img
Chen chúc nhau trên Quốc lộ, đoạn cửa ngõ TPHCM. Ảnh: Vĩnh Tuy  
 
Lý do được thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đưa ra: “Chính phủ dự kiến phát hành trái phiếu nhưng theo Luật Ngân sách Nhà nước thì việc này phải đưa ra Quốc hội quyết định nên phải áp dụng hình thức xã hội hóa để thu hút nhà đầu tư”. Bạn đọc Thanh Nhàn cho rằng: “Nếu xác định là dùng ngân sách đầu tư thì người dân sẽ được lợi, trình Quốc hội xem xét là cần thiết. Không nên vì phải trình Quốc hội mà chuyển sang xã hội hóa. Hậu quả của việc xã hội hóa chính là có thêm 21 trạm thu phí, thêm gánh nặng cho người dân”.
Nguyên tắc đường có thu phí là người dân có quyền lựa chọn: Nếu muốn đi đường tốt thì đóng phí, không có tiền thì đi đường xấu, điển hình là tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương. Còn “giăng” 21 trạm thu phí trên con đường huyết mạch của đất nước thì “chẳng ai thoát”. Bạn đọc Hoàng Long cho biết: “Vừa dỡ bỏ 17 trạm thu phí trên cả nước và bây giờ các phương tiện phải chuyển qua đóng phí hàng năm. Thôi vậy cũng được nhưng  đùng một cái nảy ra 21 trạm thu phí mới mà mức phí còn cao hơn mức phí cũ đến mấy lần thì chúng tôi không hiểu nổi việc quy hoạch giao thông cách gì mà dân phải khổ thế”.

Bạn đọc Quốc Đạt nói thẳng: “Mỗi chuyến xe từ Bắc vào Nam nếu đóng đủ cho 21 trạm thu phí chắc mất khoảnng 1 triệu đồng. Tất nhiên nhà xe sẽ không chịu mà họ sẽ tính vào hành khách. Hàng hóa cũng thế, tiền phí qua trạm sẽ quy vào giá thành và cuối cùng người tiêu dùng lãnh đủ. Đó là chưa kể trạm thu phí càng nhiều thì việc lưu thông kinh tế càng bất lợi, các vùng miền càng bị cô lập. Cái được cái mất đã rõ ràng nhưng chắc chắn những người đưa ra phương án này sẽ luôn được”.
 
Thiếu tiền thì… dân chịu

Nhiều bạn đọc than vãn, cứ lấy lý do thiếu tiền để biện hộ thì rốt cuộc làm cái gì cũng bắt dân gánh cả thôi. Đồng lương của người dân bình thường có là bao nhiêu. Cứ đem chia năm xẻ bảy đóng các loại phí, thuế thì nuôi con cái làm sao nổi. Những công trình lớn thế này phải được quy hoạch bài bản và ưu tiên dùng ngân sách quốc gia để thực hiện chứ sức dân có hạn, không kham nổi.
 
Bạn đọc Lê Đăng Thắng, chán nản: “Rất, rất nhiều các công trình đầu tư tốn kém, lãng phí. Kêu thiếu tiền mà còn định xây bảo tàng hơn chục nghìn tỉ đồng. Vậy mà một công trình có tính cốt lõi cho nền kinh tế Việt Nam, cho cuộc sống, cho tính mạng của nhân dân thì lại kêu không có tiền: phí xăng dầu, phí trước bạ, phí bảo trì đường bộ, tiền thuế của dân, tiền đấu thầu đất, tài nguyên...đi đâu rồi.
img
Khi mở rộng Quốc lộ 1A sẽ có 21 trạm thu phí trên toàn tuyến. Ảnh: Tấn Thạnh

Bạn đọc Sáu Ngang cám cảnh: Quốc lộ 1A được mở ra từ thời Pháp thuộc, rồi một nửa được bổ sung từ thời Mỹ thuộc. Thế rồi sau gần bốn mươi năm quản lý, chúng ta lại không đủ tiền mở rộng phải buộc dân “gánh” thì buồn thật. Thuế và phí các loại thì cứ đóng, còn muốn được đi trên con đường mang tầm cỡ quốc gia do nhà nước làm thì phải chờ”.

Trước vấn đề thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đặt ra: “muốn đi đường tốt thì phải đóng tiền”, nhiều bạn đọc  không hài lòng. Bạn đọc Mai Anh Toàn, cho biết: “Là người dân tôi chấp nhận đóng phí để có đường tốt mà đi. Nhưng chúng tôi đóng phí 10 đồng thì bao nhiêu đồng vào con đường? Chỉ cầu mong nhà nước quản lý tiền thuế của dân thật sát sao, khoa học, đừng để thất thoát mà có tội với người đóng thuế”.

Bạn đọc Năm Bô dẫn chứng: “Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường vẽ ra viễn cảnh thì đẹp, nhưng với cách làm những con đường vừa qua đóng tiền chưa chắc có đường tốt để đi. Thực tế đã có nhiều con đường đầu tư cả ngàn tỉ đồng vài bữa đã hư. Cụ thể, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương vừa làm chưa được bao lâu mà nay đã đầy ổ gà, ổ voi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo