xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Án chờ thẩm phán

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Luật Tổ chức TAND đã có hiệu lực gần 2 tháng qua nhưng đến nay TAND cấp cao vẫn chưa đi vào hoạt động khiến nhiều đương sự thiệt thòi

Báo Người Lao Động vừa nhận được đơn phản ánh của ông Nguyễn Văn Quời (ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) về việc đơn xin giám đốc thẩm bản án chưa được giải quyết do TAND Cấp cao chưa hoạt động.

“Treo” án

Theo đơn trình bày, giữa ông Quời và người em tranh chấp về đất đai nên vụ việc được đưa ra tòa TAND huyện Giồng Trôm xét xử. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, người em kháng cáo. TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm và tuyên sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu của ông Quời, đồng thời chấp nhận phản tố của người em.

Bức xúc, ông Quời làm đơn xin giám đốc thẩm gửi chánh án TAND Tối cao. Sau 2 lần gửi đơn và chờ một thời gian khá lâu, ông Quời chỉ nhận được thông báo chờ xem xét hồ sơ. Ông Quời tiếp tục gửi đơn đến chánh án TAND Cấp cao xin giám đốc thẩm. Đơn của ông Quời được Cơ quan thường trực phía Nam của TAND Tối cao nhận và theo giải thích của cán bộ tòa án thì TAND Cấp cao mới thành lập, chưa có bộ máy nên không thể tiếp nhận đơn, Cơ quan thường trực phía Nam của TAND Tối cao nhận thay.

 

Một phiên xử của TAND quận 1, TP HCM
Một phiên xử của TAND quận 1, TP HCM

Trong quá trình gửi đơn, ông Quời nhận được thông báo của Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Giồng Trôm về việc THA đối với bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bến Tre. Ông Quời xuất trình các giấy tờ, trong đó có thông báo và biên nhận của TAND Tối cao đối với đơn xin giám đốc thẩm của ông nhưng người có trách nhiệm của Chi cục THA dân sự huyện Giồng Trôm không đồng ý. Người này yêu cầu ông Quời xuất trình văn bản của chánh án TAND Cấp cao ký đề nghị hoãn thi hành án thì mới chấp nhận.

Trường hợp của ông Quời là một trong nhiều trường hợp người dân xin giám đốc thẩm bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật bị ảnh hưởng do bộ máy của TAND Cấp cao chưa hoạt động. Không chỉ trường hợp xin giám đốc thẩm, mà ngay cả việc xét xử phúc thẩm của TAND Cấp cao cũng bị dừng lại vì không có chánh án, không có thẩm phán. Điều đáng lo ngại là hiện nay, những vụ án hình sự đã xử sơ thẩm nhưng bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm đều đang dồn ứ vì TAND Cấp cao chưa thể xét xử.

Chậm hoàn thiện bộ máy

Theo Luật Tổ chức TAND Tối cao có hiệu lực từ ngày 1-6-2015 và Nghị quyết 81/2014/QH13 ngày 24-11-2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức TAND, các tòa chuyên trách thuộc TAND Tối cao (Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Lao động, Tòa Kinh tế và các Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM) sẽ không còn tồn tại mà được thay thế bằng các TAND Cấp cao. Ngày 14-5-2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua phương án thành lập TAND Cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM và phê duyệt nhân sự hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia.

Về nguyên tắc, 3 tòa này sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1-6-2015. Nhiệm vụ của TAND Cấp cao theo Luật Tổ chức TAND gồm: Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Với quy định này, TAND Cấp cao sẽ làm nhiệm vụ xét xử phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao (trước đây) và giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa chuyên trách TAND Tối cao, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, TP thuộc trung ương. Mặc dù nhiệm vụ rất nặng nề nhưng đến nay, được biết TAND Cấp cao vẫn chưa hoàn thiện về bộ máy, như TAND Cấp cao tại TP HCM chưa bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo (chánh án, phó chánh án), còn thẩm phán TAND Tối cao trước đây làm việc tại Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao thì cũng hết nhiệm vụ, phải chờ chánh án TAND Tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm lại thẩm phán cao cấp theo quy định của Luật Tổ chức TAND và Nghị quyết 81/2014/QH13 ngày 24-11-2014 của Quốc hội về việc Thi hành Luật Tổ chức TAND.

 

Hoàn thiện hồ sơ rồi... để đó

Không chỉ án hình sự mà các loại án khác như dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động cũng đang bị “treo”. Một số tòa sau khi xử sơ thẩm mà bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì làm hồ sơ rồi để đó, chờ khi nào có “lệnh” mới chuyển lên TAND Cấp cao. Người kháng cáo đều đang trong tình trạng… chờ xử, còn bao giờ xử thì lại phụ thuộc vào tiến độ hoàn thiện bộ máy của TAND Cấp cao.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo