xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ăn gì mà lắm thế!

Phạm Hồ

Hàng loạt vụ tiêu cực về các dự án xây dựng giao thông được phanh phui làm người dân thêm lo ngại về cách xài tiền tại các dự án hạ tầng hiện nay

Sau một thời gian dài điều tra và có đầu mối thông tin rõ ràng từ phía Nhật Bản, Bộ Công an đã phanh phui đường dây nhận hối lộ tại Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Việc đề nghị truy tố 6 bị can thuộc ban lãnh đạo của RPMU phần nào thỏa mãn được sự kỳ vọng của dư luận, dù khá muộn màng.

Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ tiêu cực nổi cộm trong xây dựng hạ tầng giao thông được phát hiện trong những năm qua. Hậu quả của tiêu cực trong xây dựng giao thông rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dân. Bạn đọc Lê Thanh phân tích: “Khi quan chức nhận hối lộ thì chắc chắn không thể quá khắt khe với nhà thầu. Từ đó, chất lượng công trình cũng sẽ không bảo đảm. Mặt khác, bất cứ ai cũng có thể hiểu khi nhà thầu đưa hối lộ thì đương nhiên sẽ cắt xén vào tiền xây dựng để bù lại. Hậu quả là người dân - những người đóng thuế để xây dựng con đường này - sẽ lãnh đủ”. Nghe các cán bộ tiêu cực trên khai: “Dùng 11 tỉ đồng để chi tiếp khách, lễ lạt...”, nhiều bạn đọc đã giật mình thốt lên: “Tiếp khách gì lắm thế? Chối tội sao trơ trẽn thế?”.

Rất nhiều bạn đọc bức xúc bởi từ những vụ tiêu cực này phần nào lý giải được vì sao chi phí làm đường ở nước ta thuộc hàng đắt nhất thế giới, trong khi chất lượng thì thuộc hàng tệ nhất. “Một đồng đầu tư khi đến mặt đường không biết còn được bao nhiêu? Nói không quá rằng khi người dân oằn lưng đóng thuế để làm những con đường hoành tráng thì họ cũng gián tiếp oằn lưng “cõng” cả những cán bộ tay đã nhúng chàm” - bạn đọc Nguyễn Tấn Cường bày tỏ.

Hàng loạt cây cầu, hàng loạt tuyến đường có giá cả “trên trời” chỉ sau một thời gian ngắn đã hư hỏng, xuống cấp. Những gánh nặng này người dân phải lãnh, trong khi cuộc sống của phần lớn họ còn rất nhiều khó khăn. Đáng nói là khi lập một dự án hạ tầng giao thông, chúng ta có rất nhiều ban bệ liên quan: Nào là ban quản lý dự án, ban chỉ đạo dự án, ban tham mưu, cơ quan giám sát, thanh tra... Thế nhưng, tiêu cực vẫn xảy ra và ngày càng táo tợn.

“Xử lý người nhận hối lộ thì đã rõ ràng nhưng trách nhiệm của những người ở các ban bệ liên quan, cấp trên trực tiếp thì thế nào? Nên nhớ họ làm những công việc này đều có lương và lương rất cao. Thiếu trách nhiệm trong chính công việc của mình cũng là tội, cần phải xử chứ không thể du di rồi mọi việc chìm vào quên lãng” - bạn đọc Hoàng Nguyễn khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo