xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Báo động đỏ" - Phải làm ngay!

Tố Trâm

Ngày 1-4, mạng xã hội lan truyền video một nữ sinh bị các bạn nữ thay nhau dọa nạt và tát vào mặt. Theo một số thông tin, các học sinh (HS) này ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Vậy là vụ nữ sinh ở Hưng Yên bị bạn lột đồ đánh dã man vẫn còn "sục sôi" trong cộng đồng thì lại thêm một vụ khác. Chưa kể trước đó, hồi giữa tháng 3, một nữ sinh lớp 8 Trường THCS Tam Bố (Lâm Đồng) bị bạn bạo hành đến thủng màng nhĩ.

Chuyện gì đang xảy ra ở ngành giáo dục? Vì sao thời gian qua, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhiều chỉ thị, nghị định, quy định, phong trào về môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ) nhưng ngày càng có nhiều vụ BLHĐ xảy ra, mức độ ngày càng liên tục và tính chất nghiêm trọng, dã man càng tăng? Vì sao nguyên nhân dẫn đến BLHĐ đã được phân tích rõ, giải pháp phòng chống BLHĐ cũng đề ra nhiều trong các hội nghị của ngành giáo dục và từ những người trong cuộc nhưng vẫn không ngăn được BLHĐ? Liệu có phải những giải pháp, những quy định đặt ra thiếu tính thực tiễn nên không khả thi? Hay việc triển khai đến từng HS, giáo viên, trường học, địa phương vẫn chỉ là hình thức?...

Câu hỏi cần làm gì để ngăn chặn tình trạng BLHĐ không mới, thậm chí rất cũ nhưng vẫn phải đặt ra, nhất là vào lúc này. Bởi có thể khẳng định rằng những giải pháp trong thời gian qua còn chung chung và thật sự chưa hiệu quả.

BLHĐ đã đến hồi báo động. Nhà trường, gia đình và xã hội đừng đổ lỗi cho nhau nữa mà phải cùng vào cuộc và tuyên chiến với BLHĐ. Đó là điều nên làm và bắt buộc phải làm ngay bây giờ.

Tuy nhiên trên tất cả, cái cần nhất trong lúc này chính là ngành giáo dục phải xây dựng cho được quy trình báo động đỏ - kiểu như ngành y tế đang làm và đã hồi sinh nhiều bệnh nhân nguy kịch. Quy trình đó phải cụ thể hóa từng bước (từ việc ngăn chặn đến xử lý; phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa phụ huynh, HS, nhà trường và giáo viên; trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức; biện pháp chế tài...) và phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề cho phù hợp thực tiễn hiện nay. Dĩ nhiên, quy trình đó là "cái khung" chung nhưng khi về từng trường, từng địa phương sẽ tùy đặc điểm tình hình riêng mà biến chuyển cho phù hợp và hiệu quả.

Xã hội hiện nay đang thay đổi, không thể quản lý theo kiểu lâu nay vẫn làm - có chuyện xảy ra rồi mới bàn để giải quyết - mà phải có phương án ngăn chặn từ đầu. Bởi một khi BLHĐ xảy ra, không đơn thuần chỉ là hành vi đánh nhau dẫn đến thương tích, nó còn diễn ra ở dưới góc độ khác với sự cố ý lạm dụng mạng xã hội để tra tấn, làm nhục nhân phẩm người khác, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Lúc đó, không chỉ nạn nhân bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần mà những HS có hành vi bạo lực cũng gặp nguy hiểm; đặc biệt, toàn xã hội cũng bị tổn thương vì sự tha hóa đạo đức, nhân cách của một vài cá nhân đã làm mất đi niềm tin vào con người và cuộc sống. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo