xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa cho gọi điện thoại khi bay

Tô Hà

Do công nghệ chưa phù hợp nên các hãng hàng không tại Việt Nam vẫn chưa cho hành khách gọi điện thoại trên máy bay

Trong khi Mỹ và châu Âu đã cho phép hành khách được thực hiện các cuộc gọi trên máy bay từ điện thoại di động cá nhân, bao gồm cả các chuyến bay quốc tế đến/đi từ Việt Nam, thì các chuyến bay thuộc phạm vi quản lý của nhà chức trách hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì luật cấm.

Hãng nội địa chưa triển khai
img
Dù bị cấm nhưng không ít hành khách vẫn sử dụng điện thoại khi ngồi trên máy bay Ảnh: PHƯƠNG ANH

Hơn một năm trước, cả 2 nhà mạng là Vinaphone và MobiFone đều triển khai dịch vụ gọi điện trên máy bay cho các hãng hàng không quốc tế đến không phận Việt Nam. Đây là dịch vụ chuyển vùng quốc tế, khách hàng chỉ cần mở roaming trước khi lên máy bay là được sử dụng. Giá cước cuộc gọi từ tháng 10-2013 đã được giảm từ hơn 90.000 đồng/phút xuống còn 70.000 đồng/phút. Đại diện Vinaphone cho biết đến nay đã có khoảng 20 trong tổng số hơn 40 hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Việt Nam triển khai dịch vụ roamimg. Dịch vụ này cũng được Vinaphone xúc tiến cung cấp cho các hãng hàng không nội địa, trước hết là trên các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines (VNA) nhưng chưa có kết quả.

Đại diện Vinaphone cho biết việc cung cấp dịch vụ roaming trên máy bay không chỉ phụ thuộc vào nhà mạng mà còn phụ thuộc vào việc đầu tư trang thiết bị của các hãng hàng không và nhà chế tạo máy bay. Trước đây, luật hàng không của tất cả các quốc gia đều cấm hành khách gọi điện trên máy bay nhưng ngày nay, nguyên tắc này đã được phá vỡ nhờ ứng dụng tiến bộ về công nghệ vệ tinh tích hợp với các thiết bị trên máy bay. “Để cung ứng dịch vụ cần một thiết bị kết nối được thiết kế tương thích với máy bay. Thiết bị này thường được hãng chế tạo máy bay sản xuất và bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng kỹ thuật, an toàn. Các máy bay hiện tại cho phép ứng dụng dịch vụ gọi điện trên máy bay của Vinaphone chủ yếu được sản xuất bởi Airbus” - ông Nguyễn Sơn Hải,đại diện Vinaphone, cho biết.

Về phía VNA, đến nay vẫn chưa công bố chủ trương cho phép hành khách được gọi điện thoại trên các chuyến bay của hãng, bao gồm cả chuyến bay nội địa và quốc tế, vì lý do an toàn bay và cả về lợi ích kinh tế. “Muốn sử dụng dịch vụ này, máy bay phải được lắp thêm trang thiết bị tương ứng và phải là loại máy bay mới. Nhà sản xuất không chấp nhận bổ sung cho các máy bay cũ” - nguồn tin của VNA nói.

Hành khách thường vi phạm

Đại diện Vinaphone cho biết trên các chuyến bay cung cấp dịch vụ gọi điện thoại, hành khách vẫn phải tắt máy trong quá trình cất/hạ cánh để bảo đảm an toàn tối đa. Khi cất/hạ cánh, thiết bị cung cấp dịch vụ đặt trên máy bay tự động tắt và chỉ được bật lên khi máy bay đạt độ cao khoảng 4.000 m. Khi đó, khách hàng sẽ được thông báo để sử dụng dịch vụ như bình thường.

Nhưng trong thực tế, ngay cả khi các hãng hàng không cấm gọi điện thoại trên máy bay và có thông báo rõ ràng về việc phải tắt điện thoại di động, bao gồm cả điện thoại có chế độ sử dụng, thì hành khách vẫn vô tình hoặc cố tình vi phạm.

“Máy bay vừa đáp xuống đường băng là khách đã mở điện thoại nói ào ào, tiếp viên phải nhắc rất cực nhưng số người được nhắc tuân thủ ngay không đến 50%” - Trưởng đoàn tiếp viên hãng giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) Nguyễn Hiền Trinh phàn nàn. Mới đây, một nữ tiếp viên trưởng của hãng này đã bị hành khách chửi mắng và ném điện thoại vào người vì nhắc nhở hành khách không sử dụng điện thoại.

Một giáo viên huấn luyện an toàn của Trung tâm Huấn luyện bay VNA cho biết trước chuyến bay, phi công phải liên lạc với đài không lưu để lấy lịch cất cánh, huấn lệnh, đường bay, khí tượng… Khi đáp xuống, máy bay hạ cánh bằng thiết bị dẫn đường gắn tại đầu đường băng. Máy bay vào tiếp cận cất/hạ cánh, thiết bị trên máy bay kết nối thông tin với thiết bị dưới đường băng để hướng dẫn tiếp đất đúng vị trí. Nhiều điện thoại hoặc thiết bị thu sóng bật lên cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện đàm buồng lái. Nếu nhiễu sóng, tín hiện dẫn đường không chuẩn có thể dẫn đến những tình huống cực kỳ nguy hiểm. 

Gây mất an toàn

Trong lịch sử hàng không thế giới đã có nhiều tình huống sóng điện thoại uy hiếp an toàn bay. Các tình huống này không được công bố nhưng được đưa vào bài giảng hoặc tập huấn an toàn cho ngành hàng không. Cán bộ từng phụ trách công tác an toàn bay của một hãng hàng không nội địa cho biết đã từng có clip được dùng minh họa trong tập huấn an toàn bay quốc tế là ở một chuyến bay, trên màn hình máy tín hiệu buồng lái cho thấy phi công đang chạy đà trên đường băng để cất cánh nhưng trong thực tế, máy bay đang lao vào cánh rừng ở bên cạnh. Nguyên nhân sự cố được nghi ngờ là do hệ thống thông tin tín hiệu trên máy bay bị sóng điện thoại di động của hành khách gây nhiễu khiến việc xác định vị trí máy bay bị sai lệch.

 


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo