xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cưỡng chế một đằng, thi hành một nẻo

Bài và ảnh: Ngọc Hoàng

TAND huyện Bố Trạch - Quảng Bình vừa thụ lý vụ kiện hành chính của chị Nguyễn Hồng Phương (SN 1975, ngụ xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch) yêu cầu chủ tịch xã có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và công khai xin lỗi.

Theo đơn khiếu kiện, khoảng 7 giờ 20 phút ngày 29-12-2011, lực lượng cưỡng chế của UBND xã Bắc Trạch do ông Nguyễn Ngọc Tuân (chủ tịch UBND xã) dẫn đầu đã vào quán giải khát của chị Phương, tháo dỡ các tấm gỗ ván dựng quán, số khác trèo lên mái tháo phá các tấm lợp, đồ vật và tài sản bên trong quán cũng bị vứt bỏ bên đường.

Phần đất dựng quán của vợ chồng chị Phương vốn do gia đình ông Nguyễn Xuân Lê (SN 1942) và bà Phan Thị Tiến (SN 1940, bố mẹ chị Phương) khai hoang từ những năm 1992, sau đó giao lại cho vợ chồng chị dựng lều quán làm nơi ở tạm và bán quán kiếm sống.
 
Để giải phóng mặt bằng nhằm quy hoạch phân lô bán đất, chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất tại địa điểm quán của chị Phương nhưng bồi thường không phù hợp nên ông Lê, bà Tiến chưa đồng tình tháo dỡ và đang trong thời gian khiếu nại lên cấp có thẩm quyền. Như vậy, chủ trương cưỡng chế của UBND xã Bắc Trạch là đối với hộ gia đình ông Lê nhưng khi thực hiện lại xâm hại đến tài sản của hộ gia đình chị Nguyễn Hồng Phương.
img
Sau cuộc cưỡng chế, nhà chị Phương trở thành đống đổ nát
 
Biên bản làm việc lúc 14 giờ ngày 23-12-2011 giữa UBND xã Bắc Trạch với hộ gia đình ông Lê cho thấy, chính quyền xã ấn định thời gian cho gia đình ông Lê tự nguyện tháo dỡ các hạng mục kể từ ngày 28-12-2011, không ấn định thời hạn cuối cùng, nhưng đến ngày 29-12-2011 đã đến cưỡng chế. Trong biên bản không nêu cụ thể phải tháo dỡ các công trình thuộc vị trí thửa đất, tờ bản đồ nào của địa chính xã; dù xác định có quán hàng tạp hóa, tức có tài sản, hàng hóa bên trong nhưng biên bản không buộc ông Lê, bà Tiến hoặc vợ chồng chị Phương phải có trách nhiệm di dời các tài sản này. 
 
Biên bản làm việc không có bất cứ một đại diện lãnh đạo nào của UBND xã... Trong quá trình giải quyết đến trước buổi xảy ra cưỡng chế, UBND xã không tiến hành xác minh, làm việc với vợ chồng chị Phương để vận động hoặc thông báo yêu cầu tự nguyện di dời và lập phương án cưỡng chế phù hợp (đây là thủ tục cần thiết của hoạt động cưỡng chế).

Nói cách khác, hộ gia đình chị Phương không phải là đối tượng bị cưỡng chế nhưng tài sản mà hội đồng cưỡng chế xâm hại chính là của vợ chồng chị Phương, không thuộc quyền sở hữu của ông Lê, bà Tiến. Thay vì lập biên bản kết thúc buổi cưỡng chế, biên bản kiểm kê các loại tài sản đã được di dời, chính quyền xã lại bỏ về,  “không nói không rằng”.

Chị Phương cho biết dù thiệt hại về tài sản do bị hư hỏng, mất mát chỉ hơn 15 triệu đồng nhưng gia đình chị bị rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thuộc cơ quan tố tụng của huyện Bố Trạch cho biết các tài liệu bước đầu cho thấy quá trình cưỡng chế đối với gia đình chị Phương của UBND xã Bắc Trạch đã có một số sai sót.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo