xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cướp giật lộng hành: Căm phẫn !

Phạm Hồ

(NLĐO)"Căm phẫn". Đây là ý kiến chung của hàng ngàn bạn đọc phản hồi sau bài viết bọn cướp chặt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy vào tối 24-11 trên đường dẫn lên cầu Phú Mỹ để cướp túi xách và xe máy.

Không phải đến khi vụ việc chặt tay cướp xe của chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy diễn ra người dân mới cảm thấy cuộc sống của mình luôn bị đe dọa. Từ nhiều năm qua, trộm cướp luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Càng ngày, hành động của bọn chúng càng dã man, xem nhẹ tính mạng của người khác, bất chấp hậu quả.
 
Không thể dung tha

Một bạn đọc, bức xúc: “Tội ác không thể dung tha, các quan tòa khi xét xử băng nhóm này xin nhớ tình tiết "cố ý sát thương" hoặc "cố ý giết người" trước khi ra tay "cướp tài sản" của người vô tội. Dư luận quần chúng chắc chắn rất đồng tình nếu tòa xử bọn này khung hình phạt cao nhất có thể. Lực lượng công an nên tổng ra quân lập lại trật tự về an ninh cho bà con được nhờ vì cận tết rồi, bọn tội phạm này sẽ tăng cường hoạt động nhiều hơn, bọn chúng thường sử dụng ma túy nên ra tay rất liều lĩnh. Trong đợt Tết này nếu có ân xá nên chú ý đến đối tượng nghiện ngập, nếu không thực sự hoàn lương thì hạn chế cho về vì chắc chắn xã hội sẽ gánh chịu thêm nhiều hậu quả”.

Một bạn đọc khác phân tích: “Cả hai đứng sửa xe khi nạn nhân nằm gần đó, còn hai tên còn lại tiếp tục giật ví. Nên khép bọn cướp vào “tội giết người cướp của" chứ không chỉ là cướp giật tài sản, gây thương tích. Cộng các tội có thể tử hình”. Điều đáng nói là số tài sản thu được sau khi bọn cướp bị bắt lên đến 8 xe tay ga. Số xe đã tiêu thụ chắc gấp nhiều lần và số nạn nhân chắc càng khủng khiếp hơn.
 
img
Bốn tên cướp (từ trái qua) đã chặt tay chị Thúy trong đêm 24-11
và 3 tên tiêu thụ sản phẩm của băng cướp trên. Ảnh: Tân Tiến

Bạn đọc tên Nguyễn, đề xuất: “Liệu những tên cướp dã man này có thể cải tạo được không? Nếu cải tạo xong thì bọn chúng sẽ làm gì với "thành tích" như vậy? Nên chăng loại khỏi đời sống xã hội để xã hội cũng bớt đi những mối nguy đang ngày đêm rình rập người dân lương thiện”.

Trước thực trạng dã man này, bạn Thanh Minh mỉa mai: “Đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về bọn cướp này. Nặng thì đòi lấy mạng, nhẹ cũng đòi chặt tay. Thật kỳ lạ, bây giờ chỗ an toàn nhất đối với bọn chúng lại là nhà tù”. Bạn đọc Trần Đình, bày tỏ: “Mất nhân tính. Tội phạm ngày càng trẻ hóa, hung tợn và cực kỳ mạnh động. Nếu Lê Văn Luyện được xem là khởi điểm cho tội phạm máu lạnh tuổi teen, thì giờ đây tội phạm dạng này ngày càng nhiều. Pháp luật cần phải có khung xử phạt linh động đối với những trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Nếu không, người dân luôn sống trong nơm nớp lo sợ”.

Bức xúc trước hành vi của bọn cướp, bạn đọc Hữu Trí đề nghị: “Bọn này hết sức dã man, đây không đơn thuần là vụ cướp, mà là cố ý giết người cướp của. Trong khi đối tượng của chúng chỉ là một phụ nữ hoàn toàn không có khả năng tự vệ. Pháp luật phải tăng tối đa hình phạt, kể cả vượt khung tù đối với chúng và kiên quyết không ân xá với bọn dã man này”. Một bạn đọc khác bày tỏ: “Bọn cướp này cho đi tù vài năm, khi ra tù cũng trở lại đường cũ thôi. Luật pháp mạnh tay thì tội sẽ không còn chốn dung thân”.

Trước thực trạng trên, một bạn đọc cho biết: “Vì đồng tiền con người ta bất chấp tất cả ngay cả việc cướp mạng sống của người khác như giết một con gà. Xã hội bây giờ xuống cấp quá, vì tôn thờ chủ nghĩa vật chất một cách mù quáng”. Nhiều bạn đọc khác cảm thán: “Giờ ở trong nhà, cửa đóng then cài mà vẫn cứ sợ. Đọc lịch sử cha ông nói thời vua Lê Thánh Tông tối ngủ không cần đóng cửa, của rơi ngoài đường không phải của mình thì không ai nhặt... nghe  sao mà mơ ước quá!”.

Ai bảo vệ người dân ?

Nói về trách nhiệm của các cơ quan chức năng, bạn đọc Kiên Hùng đặc vấn đề: “Các vị chức sắc khi tiếp xúc cử tri liệu có thời gian để đọc những thông tin như thế này không ? Nếu có đọc thì các vị sẽ nghĩ gì và phản ứng thế nào? Tôi và các bạn, chúng ta hy vọng sẽ có vị nào đó lên tiếng”.

Bạn Đăng Khôi, bức xúc: “Chính quyền chưa làm hết trách nhiệm. Tôi thấy có những ý kiến trên diễn đàn rất hay, nhưng thật sự không biết cơ quan công quyền có đọc, có tiếp thu không, nhất là lực lượng làm nhiệm vụ trật tự trị an. Vì sao hiện nay người dân bất an như thế, lực lượng công an cần phải xem lại trách nhiệm của mình với nhân dân và xa hơn là trước đất nước”. Một bạn đọc khác thẳng thắn: “Ăn cơm của dân, lãnh lương do dân đóng góp mà không bảo vệ được dân thì có tội với dân. Xin đừng nói những lời xin lỗi muộn màng! Băng cướp này lẽ ra phải bị diệt từ lâu mới đúng!”.

Nhiều bạn đọc cho rằng công tác trấn áp trộm cướp có vấn đề. Bạn đọc Anh Quân, cho biết: “Chỉ có một băng cướp, cùng một thủ đoạn, diễn ra trên nột tuyến đường mà để họ cướp hàng chục vụ mới tóm được. Cũng may là nhờ người đi đường can thiệp không thì cũng không bắt được băng cướp này. Vậy vai trò của công an ở đâu? Phải nói là các băng cướp thường chọn địa điểm hoạt động là nơi giáp ranh giữa các quận huyện vì họ biết rằng công an thường đổ trách nhiệm cho nhau về vùng ráp ranh này. Cũng tương tự cướp thường xảy ra ở các vùng giáp ranh Bình Dương và quận Thủ Đức (khu Đại học Nông Lâm)...".
 
Một bạn đọc phân tích: “Vậy chốt lại có 2 nơi bọn cướp thường xuyên hoạt động mạnh: Nơi giáp ranh giữa hai địa phương và nơi không có đèn đường vào ban đêm lại vắng vẻ. Tại sao nơi giáp ranh hai địa bàn cướp thường hoạt động mạnh? Có phải nơi đó chính quyền thường địa phương thường đùn đẩy trách nhiệm với nhau? Như vậy tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau giữa các phường chưa có. Cùng một mảnh đất một con đường chỉ là quy ước với nhau để dễ quản lý nhưng chính cái điều tưởng dễ quản lý này sinh ra cái phức tạp. chia rẻ với nhau như vậy thì cướp không lợi dụng nơi đây để hoạt động mới lạ. Đây là mặt yếu của chính quyền cơ sở”.

Một bạn đọc khác bức xúc đặt vấn đề: “Tại sao người dân khi xảy ra trộm cướp không đến báo công an? Việc này cơ quan chức năng cần xem xét lại mình! Nếu cơ quan công lực là chỗ dựa, là niềm tin của người dân thì khi gặp nạn chắc chắn họ phải tìm đến. Đừng đợi người dân đến báo rồi mới giải quyết thì chỉ là giải quyết "hậu quả" mà thôi. Lực lượng chức năng phải vì dân mà phục vụ, năng động chứ đừng qua loa chiếu lệ”.
Bất an

"Mày mà la tao phất chết ngay tại chỗ" nghe nạn nhân kể lại mà tui nghĩ không biết ở đâu và xã hội nào có tình trạng như vậy nữa. Chẳng thà nó cướp của rồi thì thôi đằng này còn chặt đứt cả tay của nạn nhân. Đã vậy còn dọa người nhìn thấy, đúng là lộng hành quá mức. Bây giờ đi đâu cũng sợ ra ngõ gặp ăn cướp vậy thì lòng dân bất an thật sự rồi, không lẽ cứ để vậy hay sao?” - bạn đọc Đào Tâm
“Cơ quan bảo vệ pháp luật hãy mạnh tay trấn áp bọn tội phạm trong truy bắt, trong xét xử nhằm bảo vệ nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Trong chiến tranh, nhân dân chúng ta đã đánh thắng các đế quốc, không lẽ trong thời bình nầy không triệt tiêu được bọn tội phạm trộm cướp?” - bạn đọc Nguyễn Thân

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo