xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Mọt sắt”, nghề nguy hiểm

Bài và ảnh: Thanh Luận

“Mọt sắt” là từ dùng để chỉ những người chuyên sống bằng nghề rà tìm sắt phế liệu từ bom đạn thời chiến tranh còn sót lại

Phàm ai đã nguyện theo nghề “mọt sắt” không chỉ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà còn bán cả đôi tai cho những tiếng rè rè rít rít phát ra từ chiếc máy dò... Nguy hiểm hơn, họ còn đánh đổi cả sinh mạng của mình.

Đánh đu với tử thần

Anh Lê Văn Tâm ở xã Chư Ă, TP Pleiku (Gia Lai), một trong những người dân Quảng Ngãi đã dấn thân vào nghiệp “mọt sắt” đầy khó nhọc và hiểm nguy. Anh Tâm cho hay: “Mấy chú chưa biết đâu, nhiều lúc đào được vài tấn sắt chỉ trong một ngày! Mỗi ký sắt loại một hiện đang được mua với giá gần 3.000 đồng. Nếu đào được 1 tấn đã có 3 triệu đồng! Như thế thì lương nào so sánh được? ”.

Không cần trải qua khóa đào tạo nào, đồ nghề của dân “mọt sắt” cũng ít tốn kém nên nhiều người lao động ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... cùng rủ nhau lên Tây Nguyên làm ăn. Chỉ cần bỏ ra khoảng 300.000 đồng là bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một máy rà kim loại bán trôi nổi trên thị trường, bỏ ra 75.000 đồng có ngay một đôi tai nghe.

Sắt phế liệu mà họ dò tìm là mảnh bom, mảnh pháo thời chiến tranh. Nhưng chẳng may gặp quả mìn kể như toi mạng. Theo anh Tâm: “Ai đã từng dấn thân vào nghiệp này đều hiểu rằng: Sinh mạng của người theo nghề “mọt sắt” khi đang làm việc như đang đùa với thần chết!”.

Vì miếng cơm, manh áo

Chẳng phải đâu xa, cha anh Tâm vì theo nghề này đã vĩnh viễn ra đi mà không giữ được trọn vẹn thi hài. Trong khi đó, nhiều bạn bè cùng nghề với anh, có người đã mất đi một phần cơ thể. Mới đây, anh Trung – bạn cùng quê với anh - cũng đã mất 2 chân chỉ sau một nhát cuốc tìm sắt nhưng lại đụng phải một quả lựu đạn. Nghiệp “mọt sắt” đã và đang bắt bao con người vì miếng cơm, manh áo mà phải sống với nhiều nguy cơ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào: mất mạng, sống kiếp người tàn phế...

Suốt ngày phải phơi mình ngoài nắng gió, anh Nguyễn Văn Ba từ huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) sang đến tận huyện Chư Prông (Gia Lai) chỉ để tìm sắt phế liệu. Là một người theo nghiệp “mọt sắt” khá gan dạ nhưng anh Nguyễn Văn Ba cũng thấy ngậm ngùi: “Ai đã theo nghề này thì phụ thuộc rất nhiều vào vận mệnh: May thì có tiền đem về nhà, không may thì mất chân, mất tay hoặc là... chết!”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo