xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều luật mới có hiệu lực

Lê Nguyễn

Từ hôm nay, 1-1-2011, nhiều luật và quy định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội

Theo Nghị định 107/2010/NĐ-CP và Nghị định 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu (LTT) vùng đối với lao động VN làm việc tại doanh nghiệp (DN) trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tăng từ hôm nay, 1-1-2011.

 
LTT cao nhất: 1,55 triệu đồng/tháng
 
Mức LTT vùng mới sẽ cao hơn hiện nay từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng. Mức LTT cao nhất thuộc về vùng 1, DN FDI với 1,55 triệu đồng/tháng; mức LTT thấp nhất là vùng 4, DN trong nước với 830.000 đồng/tháng.
 
 
img
Từ hôm nay, 1-1-2011, người lao động sẽ hưởng mức lương tối thiểu mới. Ảnh: Tấn Thạnh


Cụ thể, mức LTT ở DN trong nước: Vùng 1 (các quận của Hà Nội và TPHCM) từ 980.000 đồng/tháng tăng lên 1,35 triệu đồng/tháng; vùng 2 từ 880.000 đồng/tháng tăng lên 1,2 triệu đồng/tháng. Mức LTT ở DN FDI: Vùng 1 từ 1,34 triệu đồng/tháng tăng lên 1,55 triệu đồng/tháng, vùng 2 từ 1,19 triệu đồng/tháng tăng lên 1,35 triệu đồng  đồng/tháng...
 
Mức LTT vùng trong hai Nghị định 107 và 108 được áp dụng để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương và chế độ khác do DN xây dựng, ban hành theo quy định.
 
Bảo đảm quyền của người khuyết tật
 
Luật Người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 1-1-2011 quy định việc tạo môi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật theo hướng bảo đảm quyền của người khuyết tật.
 
Một trong những nội dung quan trọng của Luật Người khuyết tật là chính sách bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Trong đó, người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo nổi cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và Nhà nước cấp kinh phí cho các cơ sở này.
 

Nhiều quy định liên quan đến người dân

Cũng từ hôm nay, 1-1-2011, nhiều luật khác có hiệu lực, như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Bưu chính; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu HĐND...          

Ngoài ra, nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến đời sống của người dân cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2011: 9 đối tượng được miễn học phí, trong đó có trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;  tài xế xe ôm trên địa bàn TPHCM phải đeo thẻ hành nghề do cơ quan có thẩm  quyền cấp; người nộp thuế có thể nộp thuế điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc qua các kênh giao dịch điện tử; BHXH VN tạm ngừng mọi hình thức cấp thẻ BHYT có ảnh; cấp mẫu giấy phép lái xe theo quy định mới, các mẫu cũ vẫn có giá trị sử dụng...

H.Thuần

Luật cũng nêu rõ gia đình phải bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật và tạo điều kiện để họ được chăm sóc sức khỏe. Người khuyết tật được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được học văn hóa, học nghề, tạo việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông... phù hợp. Đặc biệt, luật cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật; cấm cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của họ.
 
Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
 
Nghị quyết 55 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1-1-2011 đến hết ngày 31-12-2020 đã được Quốc hội thông qua ngày 24-11-2010.
 
Theo Nghị quyết 55, đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức gồm các trường hợp được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp; các xã viên HTX sản xuất nông nghiệp; các nông trường viên, lâm trường viên; các trường hợp góp ruộng đất của mình để thành lập HTX sản xuất nông nghiệp; các hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn. Nghị định cũng xác định các đối tượng được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp không thuộc diện được miễn thuế này.
 
Cũng từ ngày 1-1-2011, Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành, luật này quy định trẻ em dưới 16 tuổi (tăng thêm một tuổi so với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình) được nhận làm con nuôi. Nếu trẻ do cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi thì phải từ đủ 16 đến 18 tuổi, không phân biệt trong hay ngoài nước.
Người nước ngoài nhận con nuôi tại VN ngoài lệ phí còn phải trả thêm một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí cho việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo