xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải tùy từng tình huống

Sỹ Hưng

Diễn đàn “Có nên đuổi bắt cướp?” đăng trên Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-4 nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc.

Trả lời thắc mắc về những trường hợp người dân được truy bắt tội phạm và việc thực hiện như thế nào để an toàn, không vi phạm pháp luật, trung tá Nguyễn Quang Thắng, Phó Phòng Tham mưu Công an TP HCM, cho biết mỗi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ cùng với lực lượng công an nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, gìn giữ an ninh trật tự nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Người dân có quyền tham gia truy bắt tội phạm khi phát hiện người vi phạm có hành vi phạm tội quả tang, như: cướp giật, trộm cắp tài sản..., sau đó bàn giao cho công an xử lý theo thẩm quyền.

“Tùy từng tình huống cụ thể để xử lý nhưng phải bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho mình và đối tượng. Ví dụ, thấy đối tượng có hung khí, cần kêu gọi nhiều người khác cùng tham gia, tìm ra phương án đối phó. Khi khống chế được đối tượng, phải gọi điện cấp báo công an địa phương, cảnh sát 113... Vừa qua, hành động của tài xế taxi liều mình tông xe vào đối tượng cướp giật là rất dũng cảm, cần biểu dương. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, nếu hành động trên không may gây ra án mạng thì phải xử lý theo quy định” - trung tá Thắng lưu ý.

Còn theo một cán bộ thuộc Bộ Công an, trong nhiều trường hợp, hành vi của người tham gia truy bắt tội phạm vượt quá hành động nghĩa hiệp, như: truy đuổi dẫn đến chết người, tham gia vào những vụ việc gây thương tích cho người khác, thậm chí gây cản trở cho lực lượng làm nhiệm vụ... Để hạn chế những vụ đáng tiếc như trên, cơ quan chức năng cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật cho người dân. Người tham gia truy bắt, ngăn chặn tội phạm cần tỉnh táo để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.

Đồng ý với những quan điểm trên, tuy nhiên, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng trên thực tế, sự việc diễn ra trong tích tắc, làm thế nào để lựa chọn biện pháp thích hợp, vừa an toàn cho mình, cho người và không phạm luật là việc hết sức khó, đôi khi là ranh giới mong manh.

“Theo điều 82 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, VKSND hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt... Mặt khác, theo khoản 1, điều 15 Bộ Luật Hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” - luật sư Chánh phân tích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo