xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rà soát lại tất cả các dự án BOT

Phạm Văn Chung (Trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

Người dân không thể chấp nhận việc các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tùy tiện thỏa thuận triển khai dự án BOT, tùy tiện đặt trạm và áp giá phí dịch vụ bất hợp lý

Thời gian qua, người dân liên tiếp phản ứng việc đặt các trạm thu phí BOT bất hợp lý, gần đây nhất là Trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang). Tình trạng các trạm BOT dày đặc, nhiều trạm phải giảm thời gian thu đến hàng chục năm qua các đợt kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng… đã làm dư luận hết sức bức xúc, lo ngại.

Có thể khẳng định việc huy động vốn theo hình thức BOT là rất tiến bộ, quan trọng và cần thiết trong hoàn cảnh nguồn vốn ngân sách còn hạn chế. Huy động vốn theo hình thức BOT đã giúp phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo bước đột phá về hạ tầng giao thông, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Về phía nhà đầu tư, việc bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng nên phải thu phí để thu hồi vốn, kiếm lợi nhuận là hoàn toàn bình thường, hợp lý.

Tuy nhiên, sự mập mờ, thiếu minh bạch, bất hợp lý của các dự án BOT mới là điều khiến người dân bức xúc, nghi ngờ về nhóm lợi ích chi phối trong việc triển khai các dự án BOT qua việc đặt trạm bất hợp lý, giá thu phí quá cao ảnh hưởng trực tiếp, tiêu cực đến cuộc sống của người dân, thay vì được cải thiện theo hướng tốt hơn. Ngoài ra, dù pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể về khoảng cách, vị trí đặt trạm, tổ chức lấy ý kiến của chính quyền địa phương và người dân sở tại… nhưng nhiều trường hợp, cơ quan chức năng và nhà đầu tư cố tình bỏ qua hoặc không thực hiện nghiêm túc.

Thực tế qua giám sát, một số đại biểu Quốc hội cho rằng có quá nhiều hạn chế, tồn tại trong triển khai các dự án BOT, trong đó có sự thiếu đồng bộ trong các quy định từ khâu quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, lập kế hoạch đầu tư, xác định danh mục dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu… Đặc biệt, quá trình khai thác, theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện dự án cũng như quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có liên quan ở các cấp, các ngành còn nhiều hạn chế…

Thiết nghĩ, cần rà soát lại tất cả dự án BOT đã và đang triển khai để làm rõ nguyên nhân yếu kém, sai phạm nhằm có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, phải xử lý nghiêm minh đối với các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra sai phạm khi triển khai các dự án BOT.

Người dân không thể chấp nhận việc các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tùy tiện thỏa thuận triển khai dự án BOT, tùy tiện đặt trạm và áp giá phí dịch vụ, trong khi người dân hoàn toàn mù mờ thông tin về dự án. Người dân phải biết tiền của mình đóng cho doanh nghiệp được hạch toán, thu chi, kiểm soát như thế nào? Nhà đầu tư cung cấp dịch vụ có tương xứng hay không, dự án mang lại lợi ích gì cho họ và cộng đồng hay chỉ phục vụ lợi ích riêng của một nhóm người?

Công khai, minh bạch là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa các nhóm lợi ích chi phối, thu lợi bất chính từ các dự án BOT và làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời giúp người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và nhà đầu tư cũng yên tâm đầu tư triển khai các dự án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo