xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thả nổi chất lượng sữa

Bài và ảnh: KHÁNH ANH

Chất lượng sữa trên thị trường hiện vẫn chỉ trông chờ vào… lương tâm của nhà sản xuất bởi khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng hầu như bị bỏ ngỏ

Gần đây, người tiêu dùng (NTD) liên tục bị dội gáo nước lạnh bởi những thông tin về chất lượng, thành phần, xuất xứ, tên gọi của một số sản phẩm sữa trên thị trường, nhất là loại được gắn mác ngoại. Trong khi nghi vấn về tên gọi  “sữa” hay “thực phẩm bổ sung”, độ đạm bao nhiêu… của sản phẩm Danlait còn chưa rõ ràng thì mới đây, dư luận lại bất an vì thông tin về loại sữa dê GmB mập mờ nguồn gốc xuất xứ.

Đổi tên gọi: Dễ tăng giá

Sau 2 vụ lùm xùm nêu trên, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã phối hợp với Chi cục ATTP TPHCM kiểm tra mặt hàng sữa dành cho trẻ em. Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, trọng tâm của đợt kiểm tra này là các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu, sản xuất, đóng gói, phân phối sữa nhằm phát hiện gian lận về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nhãn mác, cơ sở vật chất, việc cấp phép.

Lại một lần nữa, NTD khắc khoải chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng về chất lượng các sản phẩm sữa cũng như thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em. Trong đó, hàm lượng đạm trong sữa bao nhiêu mới đủ tiêu chuẩn là mối băn khoăn của nhiều NTD. Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Quản lý sản phẩm - Cục ATTP, cho rằng hiện có sự nhầm lẫn trong cách hiểu giữa sữa bột và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em.

img

Trên thị trường có hàng trăm nhãn sữa nhưng chất lượng thế nào thì người tiêu dùng vẫn mù mờ

Theo bác sĩ Dũng, dù quy chuẩn quốc gia quy định sản phẩm sữa có hàm lượng đạm tối thiểu 34% được gọi là sữa bột nhưng nhóm đối tượng áp dụng chỉ 4 loại: sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy bổ sung chất béo thực vật. Quy chuẩn này không áp dụng với sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ 0 - 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng (gồm cả nhóm thực phẩm bổ sung) có hàm lượng đạm thấp hơn. Quy chuẩn sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em và việc phân định các loại sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho đối tượng này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-6 tới.

Cũng từ ngày 1-6, các loại “sữa dành cho trẻ em” “sản phẩm dinh dưỡng”, “sản phẩm đặc biệt”, “sữa bột dinh dưỡng”… từ 0 đến 36 tháng tuổi sẽ phải đăng ký với tên gọi “sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ”. Với quy định này, khái niệm “sữa bột công thức”, “sữa bột cho trẻ”, “sữa bột dinh dưỡng”… không còn, trong khi sản phẩm gọi là “sữa bột” thì lại không dành cho trẻ em. Việc cấp phép thay đổi nhãn mác do Bộ Y tế quản lý. Hiện nay, các DN đang ráo riết đổi tên đăng ký sản phẩm từ “sữa” thành “sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “thực phẩm bổ sung”.

Các cơ quan quản lý cho rằng việc đổi cách gọi sản phẩm sữa thành “thực phẩm bổ sung” là nhằm chấn chỉnh tình trạng loạn tên gọi nhưng thực ra, điều này lại gián tiếp loại sản phẩm thực chất là “sữa” ra khỏi danh mục hàng hóa được Nhà nước quản lý giá. Bởi, quy định hiện nay chỉ yêu cầu các hãng giải trình khi tăng giá sữa, còn sản phẩm “thực phẩm bổ sung” thì không cần. Như vậy, với tên gọi mới, DN không phải đăng ký giá với cơ quan quản lý và có thể điều chỉnh giá bán bất cứ khi nào nếu muốn.

Nhiều kẽ hở

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm nhãn sữa các loại nhưng chất lượng lại phụ thuộc vào… lương tâm của nhà sản xuất. Theo ông Lê Hoàng, Phó Phòng Quản lý sản phẩm - Cục ATTP, sản phẩm sữa hoàn toàn do DN tự công bố chất lượng và kê khai thành phần cấu tạo. Điều này có nghĩa là DN phải chịu trách nhiệm về chất lượng sữa mà mình công bố; trong quá trình sản phẩm lưu hành, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra theo phương thức hậu kiểm. Thế nhưng, khâu hậu kiểm thực tế lại rất lỏng lẻo.

Thực tế cho thấy chỉ khi sản phẩm có sai phạm bị NTD hoặc báo chí phát hiện thì cơ quan quản lý mới vào cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, việc hậu kiểm cũng chỉ thực hiện được với những sản phẩm liên quan. Đại diện cơ quan quản lý ATTP từng thừa nhận: “Không phải lúc nào sản phẩm được lưu hành cũng đúng chất lượng như công bố với cơ quan quản lý”.

Những vụ lùm xùm về nhãn mác, nguồn gốc của một số sản phẩm sữa ngoại gần đây cho thấy việc buông lỏng quản lý trong khâu kiểm tra và định giá đã tạo kẽ hở cho hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Theo quy định, sản phẩm sữa công thức được đóng gói ở đâu thì nguồn gốc xuất xứ được ghi ở đó. Tuy nhiên, trên thực tế, sữa được đóng gói tại Việt Nam nhưng DN vẫn ngang nhiên gắn mác ngoại để bán với giá “cắt cổ”.

Không dễ “thông thái”!

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ NTD Việt Nam, bức xúc: “Có quan chức từng nói rằng phải biết trở thành NTD thông thái trước các sản phẩm, nhất là thực phẩm. Tuy nhiên, sữa không giống thịt cá, rau quả... Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì dù thông thái tới đâu cũng không thể phát hiện được sữa có đủ thành phần và bảo đảm chất lượng hay không. Thế nên, nếu cơ quan chức năng buông lỏng khâu hậu kiểm, chất lượng sữa sẽ vẫn mãi… trời ơi!”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo