xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triệu người lao khổ cho vài người lương “khủng”

Phạm Hồ (tổng hợp)

(NLĐO) - Người nông dân dốc sức cả đời không lo nổi cuộc sống cho gia đình trong khi lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ngày càng giàu khủng thì không thể chấp nhận được

“Ăn trên ngồi trốc”, “Hưởng mức lương quá phản cảm”, “Làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của nông dân”… là những nhận định của bạn đọc khi nghe về mức lương “khủng” của  lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2). Không bức xúc sao được khi hàng triệu nông dân – người trực tiếp làm ra hạt lúa - lại sống cực khổ trong khi người kinh doanh hạt lúa như những vị trên lại “ngồi mát ăn bát vàng”.

Một tháng lương bằng 5 năm làm ruộng

Lãnh đạo của các đơn vị này nhận lương 80 triệu đồng/tháng làm cho nhiều bạn đọc bị “sốc”. Hưởng lương ngất trời nhưng thời gian qua những doanh nghiệp này luôn than vãn bị lỗ lã và cứ “xin” nhà nước hỗ trợ. Té ra chỉ là chiêu trò để kiếm lợi.
 
Nói về bất hợp lý trên, bạn đọc Hai Lúa Long An, bày tỏ: Nghe mức lương của các vị lãnh đạo này như bị "điếc con ráy" hết muốn làm ruộng!”. Bạn đọc này kể: “Tôi thuộc dạng "lão nông tri điền" được thừa kế từ ông bà 1 ha đất cũng thuộc loại "bờ xôi ruộng mật". Cả nhà quanh năm quần quật cày sâu cuốc bẫm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Năm nào thời tiết thuận lợi không bị sâu bệnh, sau khi trừ hết các chi phí may lắm dư được 3 tấn lúa tính ra được khoảng 15 triệu đồng. Như vậy cũng làm nghề lúa như tôi, nhưng một tháng thu nhập công khai (còn những khoảng nào khác thì không biết thế nào?) của quí vị lãnh đạo công ty ngành lúa tính ra bằng cả nhà tôi làm ruộng trong 5 năm. Một năm thu nhập của họ bằng cả đời nhà tôi trồng lúa. Chuyện này ai thấu”.

Bức xúc với những bất hợp lý này, bạn đọc Kiến Hoa, cho biết: “Tội nghiệp cho người nông dân một nắng hai sương, quanh năm suốt tháng cắm mặt xuống ruộng mà vẫn không đủ cái ăn, cái mặc, lo chuyện học hành cho con cái. Họ làm ra hạt gạo thơm, gạo dẻo để xuất khẩu hoặc để những người thành thị ăn chứ họ thì ăn gạo chất lượng kém; đến mùa thu hoạch thì lo trả nợ ngân hàng rồi tiếp tục vay hoặc vay nóng mới có vốn tái sản xuất. Thực trạng này xảy ra từ rất lâu, đến nay mới nói cũng bằng thừa. Bao giờ mới hết tình trạng này?”.
img
Lợi nhuận của những người trực tiếp làm ra hạt lúa rất thấp, trái lại lãnh đạo
 của Vinafood 1, và Vinafood 2 thì chia lợi nhuận ngất ngưỡng. Ảnh: Tấn Thạnh

Nhìn nhận thực trạng đau lòng trên, bạn đọc Râu Rầu, phân tích: “Ngành nông nghiệp nước ta vẫn ì ạch với cây lúa, cây điều, cây cà phê, cây tiêu… xuất khẩu thô. Nhưng từ lâu các vị lãnh đạo của những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đã ở biệt thự, vi vu trên những chiếc xe sang trọng, nói vọng xuống "nông dân khổ lắm". Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Xuân Giang, nói: “Giáo sư Võ Tòng Xuân từng nhận định: "Việt Nam mình là nước nông nghiệp, nông dân mình làm lúa cả ngàn đời nay mà sao vẫn nghèo?" Giờ thì ai cũng hiểu đáp án tại đâu rồi”.

Đâu là công bằng

Làm ăn hiệu quả, chia sẻ lợi nhuận tốt cho những người nông dân thì hưởng lương cao là việc bình thường. Thậm chí khuyến khích hưởng lương cao để có động lực phát triển doanh nghiệp, mang lại lợi ích ngày càng nhiều cho nông dân. Thế nhưng, những doanh nghiệp này tìm mọi cách để phát triển lợi nhuận của riêng mình: Giảm lợi nhuận của nông dân, kêu gọi nhà nước hỗ trợ… thì có gì đáng để hưởng lương cao.
  
Bạn đọc tên Kim, nói thẳng: “Với mức lương đó trả cho CEO một tổng công ty lớn như thế thì cũng bình thường thôi, nhưng điều quan trọng là có cơ chế công bằng, minh bạch để tuyển đúng người có tài, xứng đáng để đưa vào những vị trí đó hay không. Nếu ông CEO giỏi, làm lợi cho doanh nghiệp và nông dân thì thậm chí lương cao gấp 2 hay 3 lần mức đó cũng xứng đáng. Còn CEO tồi, làm ăn thua lỗ hay kiếm lãi bằng cách o ép nông dân thì trả 1 triệu đồng/tháng cũng quá uổng phí”.
 
Nhiều bạn đọc cho rằng: Nhìn cách Chính phủ Thái Lan hỗ trợ nông dân trồng lúa để kiềm giá xuất khẩu gạo mà thấy xót xa cho nông dân Việt Nam. Họ cũng cực khổ như nông dân nước bạn nhưng thành quả của họ làm ra bị “rơi rớt” ở các khâu trung gian hết rồi, mà cụ thể là trong lương “khủng” của các lãnh đạo. Nhiều biện pháp hỗ trợ của nhà nước đã không đến được với nông dân nên kết quả là càng làm các tổng công ty này thêm sung túc. Họ than lỗ nhưng tiền thì nhiều, đầu tư tràn lan ra ngoài ngành không hiệu quả.
 
Bạn đọc Thanh Hồ, nhận xét: “Những bất hợp lý này đã tồn tại từ lâu và tôi tin chắc cơ quan chủ quản của 2 doanh nghiệp này biết và thậm chí là nhiều cơ quan chức năng khác cũng biết. Để sự bất hợp lý này tồn tại lâu dài như vậy là thật sự có vấn đề. Đáng trách là chỉ vì lợi ích của một số ít người mà phủi đi lợi ích của hàng triệu nông dân thì thật bất nhẫn”.
 
Làm rõ cho nông dân được nhờ
“Quyền lợi, bổng lộc thì các vị đó không từ, hưởng hết dù thua lỗ, còn trách nhiệm với người lao động, với tiền thuế của dân, tiền ngân sách... thì tìm hoài không thấy. Quyền lợi thì phát từ trên xuống, đến người lao động là hết lâu rồi. Trách nhiệm và công việc thì phân từ dưới phân lên, nông dân phải chịu khổ. Phải có biện pháp chấn chỉnh sớm để người nông dân được nhờ” – bạn đọc Thành Công.

“Các tập đoàn, tổng công ty có thể làm ăn thua lỗ, yếu kém nhưng lương bổng, lợi lộc của cán bộ, công nhân viên nhất là lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty này không thể "yếu kém". Ví dụ như EVN, Petrolimex... họ kêu lỗ, tăng giá, nhưng lương của họ thì vẫn cao ngất. Mức lương trung bình của những doanh nghiệp này là mức “đỉnh” của nhiều ngành khác” – bạn đọc Tư Cà Phê.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo