xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trồng lúa chỉ thu được… rơm

Hoàng Thanh

Hàng chục hecta lúa ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum chưa kịp thu hoạch đã chết dần...

"Từ lúc gieo mạ đến khi trổ bông, cây lúa hoàn toàn bình thường nhưng đến giai đoạn tạo hạt thì trơ ra rồi chết dần. Gia đình tôi mất trắng 2 sào ruộng vì lúa đến kỳ thu hoạch nhưng không có hạt, số cho hạt cũng chỉ toàn lép" - bà Đào Thị Minh (59 tuổi; ngụ thôn 2, xã Sa Nghĩa) vừa cắt những cây lúa ngoài đồng đưa lên máy gặt vừa cho biết.

Gần nhà bà Minh, ông Nguyễn Tấn Lực trồng hơn 2 sào ruộng, sau khi cắt hết, gia đình chỉ thu được 5 bao lúa nhỏ. "Vào giai đoạn tạo bông, cây lúa cứ trắng xóa rồi khô dần, số bông có hạt thì lại lép. So với năm ngoái, sản lượng năm nay chỉ bằng 1/4. Nguồn lương thực chính của gia đình đều phụ thuộc vào cây lúa, cả gia đình bỏ biết bao công sức, vậy mà…" - ông Lực ngao ngán.

Vụ lúa đông xuân 2016-2017, cây lúa phát triển bình thường nhưng đến kỳ thu hoạch lại cho năng suất không cao, nhiều diện tích giảm sản lượng.

Trồng lúa chỉ thu được… rơm - Ảnh 1.

Cả cánh đồng lúa lớn nhưng người dân chỉ thu hoạch được vài bao lúa

Ông Đỗ Văn Tới, Trưởng thôn Anh Dũng, cho biết trên địa bàn có đến 200 gia đình rơi vào cảnh mất mùa. "Đã không thu hoạch được lúa, nhiều gia đình còn phải tốn thêm tiền thuê người cắt bỏ để chuẩn bị trồng vụ lúa sau. Nhà nào có trâu bò còn tận dụng làm thức ăn, nhà nào không có thì chỉ có cách chờ cây lúa khô rồi đốt bỏ" - ông Tới nói.

Ngoài ra, 20 hộ dân trồng thí điểm lúa Bắc Thơm do UBND huyện Sa Thầy hỗ trợ cũng rơi vào cảnh tương tự.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy, vụ đông xuân này toàn huyện trồng 620 ha lúa nước. Trong số này có khoảng 6,2 ha lúa bị giảm năng suất từ 80%-90%, ngoài ra rất nhiều diện tích khác bị giảm năng suất từ 10%-60%. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất mùa là do điều kiện thời tiết bất lợi, bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành.

"Thời điểm lúa đang đứng cái làm đòng thì gặp thời tiết bất thường, ngày nóng đêm lạnh, cây lúa không thích nghi kịp nên đã ảnh hưởng tới sự phát triển. Cùng với đó, trong giai đoạn lúa trổ bông, trên địa bàn xã Sa Nghĩa xảy ra nhiều trận mưa giông khiến cây lúa không thể thụ phấn" - bà Tạ Thị Diệu, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy, nói và loại bỏ nguyên nhân do giống kém chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Sa Nghĩa, lo lắng lúa bị mất mùa, giảm năng suất nên nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng rất lớn do bị thiếu lương thực. "Chúng tôi đang xin ý kiến UBND huyện có biện pháp hỗ trợ bà con khắc phục khó khăn nhằm sớm ổn định cuộc sống, không để tình trạng tái nghèo xảy ra, nhất là các hộ gia đình thuộc diện khó khăn" - ông Minh cho biết. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo