xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao các vụ trẻ bị bạo hành vẫn cứ xảy ra?

Hiếu Trung

(NLĐO) - Dư luận xót xa đến thắt lòng về cái chết của bé gái V.A (8 tuổi); phẫn nộ đến tột cùng đối với sự dửng dưng đến nhẫn tâm của cha ruột và hành vi bạo hành tàn ác của người "dì ghẻ"

Thông tin cơ quan chức năng đã bắt khẩn cấp ông Nguyễn Kim Trung Thái, cha ruột bé gái bị bạo hành ở TP HCM đã nhận được sự đồng tình của dư luận. Trước đó, bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang cũng đã bị cơ quan chức năng bắt khẩn cấp về tội "Hành hạ người khác".

Vì sao các vụ trẻ bị bạo hành vẫn cứ xảy ra? - Ảnh 1.

Hầu hết bạn đọc đề nghị cơ quan chức năng xem xét đúng người, đúng tội và có mức phạt thật nghiêm minh với những kẻ đã gây nên tội. Bạn đọc Nam Chau viết: "Một quyết định kịp thời của công lý và hợp với nguyện vọng của rất nhiều người dân quan tâm vụ án. Mong chờ ngày 2 kẻ vô lương tâm này ra tòa để trả giá cho hành vi nhẫn tâm của họ". Bạn đọc Thanh đề nghị xem xét thay đổi tội danh bà Trang là tội "Giết người"; ông Thái là đồng phạm giúp sức và không tố giác tội phạm.

Bạn đọc Nguyễn Quốc Cường cũng cho rằng: "Rất đúng, phải thay đổi tội danh mới vừa lòng dân và trấn an dư luận được! Không thể tha thứ cho loại người vô nhân tính như vậy! Phải xử thật nặng để làm gương cho kẻ khác!".

Dư luận cũng trăn trở khi đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em và nạn nhân phải chết trong đau đớn, oan ức. Gần đây nhất là vụ mẹ ruột cùng với người tình hành hạ làm chết con gái ruột ở Hà Nội.

Chúng ta có Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (hiện nay là Luật trẻ em), Luật Phòng chống Bạo lực gia đình; Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em. Người có độ tuổi dưới 16 tuổi được coi là trẻ em. Trong 10 quyền cơ bản thì có Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn...

Có thể nói khung pháp lý gần như có đủ nhưng vì sao các vụ việc đau lòng lại cứ xảy ra? Làm thế nào để trẻ thật sự được bảo vệ, lớn lên trong bình an, vui vẻ? Có bạn đọc cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền, dán số điện thoại trung tâm hỗ trợ trẻ em tại các chung cư, trường học, nơi công cộng...

Cộng đồng cần đề cao cảnh giác, can ngăn kịp thời, điện thoại báo công an khi có nghi ngờ có vụ việc bạo hành. Ngay cả cơ sở y tế khi cấp cứu, điều trị, phát hiện dấu hiệu bất thường phải lập biên bản, mời công an vào cuộc.

Có bạn đọc đề nghị cần có 1 số điện thoại "nóng", dễ nhớ và dạy cho trẻ nhỏ từ trong trường học cho đến gia đình, xã hội, thậm chí trên phát thanh, truyền hình để khi trẻ cần hỗ trợ thì có thể sử dụng ngay.

Có bạn đọc đề nghị khi người dân báo cáo thì các cấp chính quyền hãy vào cuộc một cách kịp thời, quyết liệt để không còn những cái chết tức tưởi, đau lòng như bé V.A nữa.

"Chỉ cần mỗi cá nhân, tổ chức cảnh giác một chút, trách nhiệm một chút, yêu thương một chút đối với trẻ em thì sẽ ngăn chặn được nhiều vụ bạo hành trẻ em, nhiều trẻ sẽ tránh được nỗi đau thể xác, tinh thần"- bạn đọc Tầm Xuân nêu ý kiến.

Bạn đọc Hoang Dinh Hien đề nghị: "Phải chấm dứt ngay tình trạng bạo hành trẻ em, không thể để tiếp diễn như thế. Cơ quan chức năng phải xử thật nặng với loại tội phạm này; đồng thời có biện pháp quyết liệt bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị bạo hành, dù cho chỉ là mới manh nha".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo