xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tượng đài bất tử

Tuấn Cường

Sau chặng hải trình trong sóng và ngược gió, tàu 957 hải quân đưa chúng tôi đến vùng biển Gạc Ma - Cô Lin, Len Đao vào lúc xế chiều.

Đây là các đảo nằm trong cụm đảo Sinh Tồn mà 32 năm trước đã diễn ra sự kiện Gạc Ma.

Nghi thức thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ bắt đầu...

Giữa biển nước mênh mông và hương trầm nghi ngút, tiếng trưởng đoàn công tác vọng vào sóng nước: "Để có được quần đảo Trường Sa vững chãi như ngày hôm nay, các anh đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trước khi ngã vào lòng biển mẹ, trung úy đảo phó quân sự Trần Văn Phương đã hô vang: "Hãy tô thắm lá cờ truyền thống quân chủng hải quân bằng máu của mình". Trước họng súng xâm lăng, chiến sĩ Trần Thiên Phụng đã hét vào mặt quân thù: "Đất nước chúng tôi không bao giờ có những người lính đầu hàng". Lời nói đanh thép ấy là biểu tượng của đức hy sinh và lòng dũng cảm. Các anh ngã xuống cho Trường Sa trường tồn, cho biển cả mãi xanh. Sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử, mãi mãi được Tổ quốc ghi công, nhân dân biết ơn, thế hệ bộ đội hải quân nhắc nhớ. Hãy yên nghỉ vĩnh hằng trong lòng biển mẹ anh nhé".

Tượng đài bất tử - Ảnh 1.

Mẹ liệt sĩ Gạc Ma chưa nguôi niềm đau mất con trai Ảnh: ĐOÀN NGUYÊN

Tất cả chúng tôi, từ sĩ quan đeo hàm đại tá đến chiến sĩ binh nhì; từ vị lãnh đạo cấp cao trong đoàn công tác đến nam thanh nữ tú lần đầu tiên đứng trước linh hồn 64 liệt sĩ giữa sóng nước Gạc Ma đều không cầm được nước mắt.

Cầm bông huệ trắng thả xuống dòng biển chảy xiết, chị Trần Thị Thủy, con gái của liệt sĩ trung úy Trần Văn Phương, nói với linh cốt người cha nằm tận biển sâu: "Ba ơi, con đến với ba đây. Ba hãy yên nghỉ nhé!". Lấy chiếc khăn tay lau dòng nước mắt, chị Thủy trải lòng: "Khi sinh ra em không biết mặt ba. Nghe mẹ kể ngày ba đi Trường Sa, mẹ đã mang thai em. Ngày nhận được tin ba hy sinh, mẹ ôm bụng gào thét. Mỗi lần đến ngày 14-3, mẹ em lại đem ảnh ngày cưới ra xem".

Hằng năm, cứ đến ngày 14-3, mẹ Nguyễn Thị Hằng ở Quảng Trị lại ngồi bên mâm cơm với di ảnh con trai Hoàng Ánh Đông rồi khóc. 32 năm qua, mẹ Hà Thị Liên (Hà Tĩnh) đặt bia đá khắc tên con trai Đào Kim Cương trước giường ngủ. Còn mẹ Lê Thị Muộn (trú phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhiều đêm mơ thấy con về.

32 năm vết bụi thời gian phần nào làm lu mờ sự kiện Gạc Ma nhưng đối đối với những người sinh ra 64 liệt sĩ vẫn khắc khoải một niềm đau: Bao giờ xương cốt các con được đem về đất liền chôn cất?

Lịch sử đã sang trang mới, song lịch sử cũng không bao giờ quên sự kiện Gạc Ma ngày ấy. Bởi để có cuộc sống biển đảo yên bình như hôm nay, 64 người lính hải quân đã anh dũng hy sinh quên mình vì Tổ quốc. Các anh đã thắp sáng trong tim hơn 90 triệu người dân Việt Nam về một tượng đài bất tử. Đó là đức hy sinh quên mình vì nhân dân, vì Tổ quốc, vì Trường Sa mãi mãi trường tồn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo