xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất lực

CAO TUẤN

Gần đây, ở TPHCM đã xuất hiện những trường hợp tử vong mà dư luận xã hội đặc biệt lo ngại, nó báo trước một viễn cảnh không sáng sủa mà cả ngành giao thông và y tế cần chủ động phòng tránh

Vài ba chục người tử vong mỗi ngày vì tai nạn giao thông liên tục trong nhiều năm qua là thách thức lớn nhất. Và trong chừng mực nào đó, có thể một số người quen dần với nó, nhất là khi không thay đổi được hiện trạng.

Nhưng những trường hợp bệnh nhân chết oan uổng vì kẹt xe trên đường cấp cứu thì khác. Nó thể hiện điều gì đó như sự bất lực của nhiều người, nhiều ngành. Khi chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân nguy kịch liên tục hụ còi tìm đường thoát nhưng vẫn bế tắc nằm chờ, dẫn đến bi kịch thì ai là người có lỗi đây? Có vẻ như không ai có lỗi. Nhưng không phải vậy.

Có hai tình huống và từ đó dẫn đến hai cách nhìn nhận đối với người đi đường: Khi một rừng người bao quanh chiếc xe cấp cứu đều có ý thức tránh đường cho nó mà vẫn không xoay xở được thì họ không có lỗi. Nhưng nếu tình trạng kẹt đường không nghiêm trọng mà người đi đường lại cố tình rề rà, cản trở, gây tắc nghẽn thêm thì họ quả thật đáng trách và có khi còn phạm luật.
Chúng ta tin rằng khi người đi đường nghe tiếng còi hụ và nghĩ ngay đến một con người đang bị đe dọa tính mạng trên chiếc xe cấp cứu, xem đó như người thân của mình, thì chắc chắn, như dân gian vẫn nói “trong cái khó ló cái khôn”.

Nhìn xa hơn để tìm địa chỉ trách nhiệm tiếp theo, ngành giao thông khó tránh khỏi bị nêu tên, bởi đơn giản kẹt xe đã trở thành căn bệnh trầm kha chưa có thuốc đặc trị. Với những cái chết do kẹt xe như thế này, ngành giao thông càng phải hành động nhiều hơn để giải tỏa những bức xúc dồn nén lâu nay, chưa nói đến việc cần không ngừng tăng cường chất lượng đường sá để bảo đảm quyền đi lại an toàn cho người tham gia giao thông.

Tương tự, tưởng như vô can nhưng kỳ thực ngành y tế cũng cần nhận lãnh trách nhiệm trong vấn đề khá mới mẻ này. Thử hình dung, nếu ngành y tế các tỉnh được tổ chức và trang bị tốt, nhất là lĩnh vực cấp cứu tim mạch, chấn thương sọ não… thì nhiều trường hợp nguy kịch sẽ được xử trí tại chỗ, tránh được việc chuyển bệnh trên đường có thể gây nguy hiểm và không bảo đảm “thời gian vàng” cho cấp cứu ở tuyến trên. Đây cũng là điểm yếu chậm được cải thiện của ngành y tế nói chung trong một thời gian dài.

Vài ba chục ca tử vong do tai nạn giao thông mỗi ngày là con số khủng khiếp. Nhưng một số trường hợp tử vong trên đường cấp cứu do kẹt xe cũng khủng khiếp không kém ở khía cạnh khác. Nó cho thấy tình trạng mất kiểm soát và bất lực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo