xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bệnh” làm khổ dân

PHẠM DƯƠNG

Bộ máy quản lý Nhà nước, với những thuộc tính mặt trái cố hữu như quan liêu, cửa quyền..., hay sinh ra lắm loại “bệnh”. Một trong số đó đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ ra: “Bệnh nghề nghiệp”, đưa ra các quy định có lợi cho mình.

Trong phát biểu góp ý dự án Luật Sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật Cư trú của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta tỏ ra rất không hài lòng với cách tư duy và cách làm của cơ quan quản lý Nhà nước soạn thảo dự án luật này. “Quyền tự do cư trú đã được hiến định, nay ngôn từ sử dụng trong dự thảo sửa đổi lại thấy cấm, cắt, xóa..., cứ bắt phải thế này, thế kia là dân rất khổ” - Chủ tịch Quốc hội đánh giá.

Việc cơ quan quản lý Nhà nước chấp bút soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật giành hết thuận lợi cho công tác quản lý của mình và đẩy khó trong việc thi hành về cho người dân, thậm chí có cả những điều khoản bất hợp lý, không khả thi... thời gian qua có thể nói nhiều vô kể. Ngay trong cùng ngày 28-2, hết Bộ GD-ĐT nhận sai rồi sửa Thông tư 04 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đến lượt cơ quan chức năng phải “tuýt còi” đối với văn bản của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc tổ chức tang lễ của công chức. Tương tự như vậy, từ những quy định về xe chính chủ, CMND ghi tên cha, mẹ...

Nói cách khác, thay vì phục vụ người dân và xã hội thì các cơ quan công quyền lại lợi dụng cái quyền được ra văn bản pháp quy của mình để bắt người dân và xã hội phục vụ lại mình. Thứ “bệnh nghề nghiệp” mà Chủ tịch Quốc hội vạch ra vì thế đã trở nên trầm kha.

Biết được bệnh thì kê đơn chữa trị cũng chẳng phải quá khó khăn. Nói như Chủ tịch Quốc hội: “Nay phải tư duy ngược lại, đó là dân giám sát, dân quản lý Nhà nước chứ không phải Nhà nước quản lý dân”. Kê đơn, bốc thuốc  không khó; khó khăn là con bệnh có chịu “uống”, có chịu thay đổi tư duy hay không.

Với thực tế thời gian qua, việc chờ đợi các cơ quan quản lý Nhà nước tự nguyện “uống thuốc” để chữa “bệnh nghề nghiệp” là vô cùng khó khăn. Bởi thế, cách khác để chữa căn bệnh này là phải làm sao bảo đảm nhân dân thực sự có quyền lực, như đang bàn bạc sôi nổi trong cả xã hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, để cơ quan quản lý Nhà nước thực thi đúng vai trò, trách nhiệm phục vụ của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo