xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ học!

Quốc Khánh

Sở dĩ triều đại nhà Lý đưa đất nước đến thời cực thịnh bởi: Chọn nhân tài cho đất nước không thể theo: “Thân-huân” tức bà con, dòng họ và những người có công mà phải những người có học, Văn Miếu Quốc Tử Giám ra đời. Bảng nhãn Lê Quý Đôn nói: “Phi trí bất hưng”. Các vị nhân sĩ hàng đầu của đất nước trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: “Dân trí - dân khí - hậu dân sinh”. Một trong những ham muốn tột bậc của Bác Hồ: “Dân được học hành”.

Tiếp thu kế thừa quan điểm của cha ông, Đảng ta đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Và giáo dục thành nỗi lo chung của xã hội. Dù đất nước chưa thoát ra khỏi nhóm nghèo trên thế giới dân ta vẫn dành 20% và xu hướng ngày càng tăng ngân sách cho giáo dục hằng năm. Thế mà: “Giáo dục giờ đây với những nỗi lo: Đau đầu vì bỏ học. Từ năm học 2007, 2008 đã có 114.000 học sinh (HS) trên cả nước bỏ học. Đây là hiện tượng bất thường? Bất thường bởi: Một dân tộc có truyền thống hiếu học, bởi đất nước trên con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa, bởi sau một năm gia nhập WTO, bởi năm 2007 kinh tế đất nước tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Nguyên nhân đầu tiên là : “Đói” có HS ăn thịt chuột, có HS ăn nhầm rau độc chết, có gia đình nhắn với nhà trường: rét trâu, bò chết nên nghỉ học... Nỗi lo nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Báo NLĐ từng báo động “Muốn phát triển kinh tế phải lo trước nguồn lao động”. Vậy mà Dung Quất đã thiếu nhân lực trầm trọng, 100.000 lao động cho Qatar, Tập đoàn Intel, Tập đoàn Nidec... làm cho người đứng đầu Chính phủ lo lắng... (Báo NLĐ, 6-3-2008). Làm sao mở một trong hai “nút thắt” của nền kinh tế 2008. Từ nay đến 2020, dân tộc có hai sứ mệnh: Đến 2010 thoát khỏi nước nghèo, đến 2020 là nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhưng giải bài toán nhân lực sao đây. Riêng ngành du lịch, mỗi năm cần 19.000 lao động qua đào tạo. Ngành công nghiệp không khói này có 1,03 triệu người làm việc mà trong đó chỉ có 3,11% có bằng ĐH đúng nghề...

Liệu đây có trở thành vấn đề tâm huyết thiết thực của ngành giáo dục, của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của ngành giáo dục. Hay ngành giáo dục chỉ chăm bẳm “tăng học phí, dạy nghề để xóa đói giảm nghèo, lo 20.000 tiến sĩ mà “lơ” chuyện HS bỏ học, thiếu nguồn nhân lực trầm trọng!

Có ý kiến cho rằng: “Việt Nam có nhiều điều kỳ lạ: Trong đó các doanh nghiệp sử dụng lao động lại đứng ngoài hệ thống đào tạo, đóng vai trò là người tuyển chọn, là khán giả, là người bình luận, chê lao động, phải tốn công đào tạo lại... Ấy vậy mà họ đâu mặn mà tài trợ cho GD-ĐT nhưng rất hào hứng tài trợ thi hoa hậu, người mẫu, ca nhạc, bóng đá. Quốc sách hàng đầu là của toàn dân nhưng trước hết các cơ quan công quyền, ngành GD-ĐT, các doanh nghiệp phải nhảy vào... Bác dạy: “Dù hoàn cảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt...”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo