xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộn bề năm học mới

LƯU NHI DŨ

Hôm nay (5-9), từ thành thị đến nông thôn, các vùng miền núi, hải đảo xa xôi, những tiếng trống rộn rã chào mừng năm học mới vang lên làm náo nức lòng người. Đó là những tiếng trống của tương lai, của hy vọng.

Các quốc gia đều coi giáo dục là quốc sách. Nước ta còn đưa giáo dục lên hạng “quốc sách hàng đầu”. Chính vì vậy ngân sách đầu tư cho giáo dục lên đến 20% GDP. Đó là chưa kể các khoản vay lên đến hàng trăm triệu USD, viện trợ không hoàn lại, phần xã hội hóa mà người dân đầu tư cho giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau.
 
Tuy nhiên, đầu tư cho giáo dục là một vấn đề nhưng hiệu quả như thế nào lại là một vấn đề khác. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nền kinh tế quốc gia nào mạnh đều có nền giáo dục hiện đại và chất lượng cao. Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Na Uy, Hà Lan... là những điển hình thành công trong đầu tư cho giáo dục nhưng họ vẫn luôn trăn trở để tìm kiếm một nền tảng giáo dục mới hơn, hiện đại hơn, thích ứng hơn với thời đại mới. Nhật Bản chẳng hạn, họ thành công lớn trong giáo dục nhưng vẫn kêu gọi và đang bắt tay làm một cuộc cách mạng mới cho giáo dục để thích ứng với tương lai, nếu không sẽ tụt hậu.
Với nước ta, đổi mới giáo dục là yêu cầu rất cấp bách, dù quá chậm. Trong thư gửi thầy cô giáo, các em học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng kêu gọi đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều ý kiến đóng góp trí tuệ cho công cuộc cách tân, đổi mới giáo dục nước nhà nhưng nền giáo dục nước ta vẫn cứ tiếp tục giẫm chân tại chỗ, cũng có nghĩa là đang thụt lùi. Năm học mới này Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu ra những đổi mới trong việc dạy và học nhưng những gì mà bộ nêu ra thực sự vẫn chưa thuyết phục được dư luận.
 
Nền giáo dục chúng ta vẫn đang bề bộn với hàng loạt vấn đề lớn như đổi mới sách giáo khoa, triển khai chương trình dạy tiếng Anh từ cấp 1, cải tiến phương thức thi cử, đánh giá chất lượng...
 
Chất lượng giáo dục là vấn đề rất lớn, quyết định số phận tương lai của dân tộc. Để trở thành một quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020, một nền giáo dục ì ạch không leo được con dốc thấp lè tè ở phía trước thì không thể làm bàn đạp để vươn lên đỉnh cao.
 
Ngay cả vấn đề đầu tư cho giáo dục, dù với tỉ lệ GDP cao nhưng vì sao không hiệu quả, cũng đã đến lúc có cái nhìn toàn cục để xác định hướng đầu tư trọng điểm, tránh lãng phí và nguy hiểm hơn là tiền cứ đổ ra nhưng chất lượng sản phẩm của nền giáo dục lại không tương xứng.

Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên chính thức bước vào năm học mới từ hôm nay, lắng nghe tiếng trống trường của hơn 42.000 cơ sở giáo dục trên cả nước vang lên, thúc giục các em bước tới phía trước. Đó cũng là những tiếng trống thúc giục ngành giáo dục phải đổi mới, đổi mới để không bị lạc hậu mà phải đổi mới để đón những thách thức gay gắt của tương lai...  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo