xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Câu hỏi khó

ĐÌNH XÊ

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi điều hành phiên chất vấn hôm 12-11 đã nhận xét về phần chất vấn của một đại biểu với Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Lại một câu hỏi khó nữa rồi!”. Đấy là một câu hỏi đột thẳng về tính an toàn của công trình thủy điện Sông Tranh vốn là đề tài quan tâm của cả nước và trách nhiệm cụ thể của cá nhân quan chức khi chẳng may sự cố xảy ra.

Quả chẳng dễ trả lời và trên thực tế, phần trả lời vòng vo thiên về lý thuyết phụ họa bằng những con số vô hồn của bộ trưởng đã minh chứng độ khó của nó. Những câu hỏi khó cũng được nêu lên với nhiều bộ trưởng khác khi các đại biểu hiểu rằng đây là cơ hội hiếm hoi để chuyển tải đến các tư lệnh đầu ngành những thao thức lâu rồi nén chặt trong lòng cử tri ở cơ sở.

Nếu xem những câu hỏi khó được nêu lên diễn đàn Quốc hội kỳ này chính là bức xúc nóng bỏng, nỗ lực tìm cho ra sự thật và địa chỉ trách nhiệm cụ thể thì những thắc mắc ấy không hề xuất phát từ sự tưởng tượng của các đại biểu thích làm khó các nhà quản lý. Chúng xuất phát từ thực tế cuộc sống, từ các sơ hở, tắc trách của cơ quan chức năng trong việc hoạch định, điều hành thực hiện chủ trương chính sách Nhà nước.
Câu hỏi khó, vì thế, không chỉ xuất hiện với người đứng đầu ngành xây dựng mà còn với bất cứ viên tư lệnh nào được tin cậy chăm lo các trận địa thiết thân với lợi ích quốc gia và đời sống người dân. Tiếc là, trả lời trước Quốc hội, các vị tư lệnh ấy đã đổ cái khó cho một điều gì đó chung chung và đẩy trách nhiệm ra xa chỗ ngồi của mình. 
Khi một đại biểu trưng ra hình ảnh đập Đakrông đổ vỡ, trụ tháp truyền hình Nam Định ngã rạp để đặt câu hỏi về chất lượng xây dựng thì bộ trưởng Bộ Xây dựng lại lạnh lùng: “Lãng phí thất thoát có từ lâu rồi. Đây là bệnh nan giải và rất khó khắc phục triệt để”. Bằng mọi cách, các vị ra sức chứng tỏ sự vô can. “Chúng ta đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện.
Chúng ta thiếu cơ chế để người dân giám sát, thiếu chế tài xử lý mạnh sai phạm” (bộ trưởng Bộ Xây dựng). “Việc xử lý nợ xấu cần huy động cả hệ thống chính trị” (thống đốc Ngân hàng Nhà nước). “Y đức xuống cấp có phần do đời sống nhân viên ngành y quá thấp” (bộ trưởng Bộ Y tế)... Vậy là, trong mắt các vị tư lệnh, cơ chế chính sách đã can dự nhiều vào những chuyện nan giải, là thủ phạm chính gây nên những vấn nạn, bức xúc kia.
Nghe mãi những lời vòng vo, né tránh, người dân có quyền nghi ngờ năng lực bao quát, khả năng ứng biến và cả độ dũng cảm trong tư thế của người dám làm dám chịu vì lợi ích đất nước và đời sống nhân dân của các vị tư lệnh đầu ngành. Đừng quên rằng câu hỏi khó không thể không xuất hiện hằng ngày trong bối cảnh đất nước phải đương đầu với bao khó khăn, thách thức và trong thúc ép đổi mới để phát triển.
Một đất nước không thể đi lên để sánh vai ngang ngửa với bạn bè nếu cứ quanh quẩn mãi với các câu hỏi dễ. Sinh lực sẽ hao mòn, đà tiến sẽ chậm lại biết bao nếu đất nước cứ phải tốn sức vì những câu hỏi khó do chính sự tắc trách, thiếu trách nhiệm tạo ra. Phiên chất vấn đã kết thúc nhưng sự thao thức của cử tri thì hãy còn đó. Người dân trông chờ các bộ trưởng đương đầu nhiều hơn với những câu hỏi nảy sinh từ thúc ép nóng bỏng của cuộc sống.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo